Deepfake là gì? Deepfake khiêu dâm là gì? Lan truyền nội dung Deepfake khiêu dâm có thể bị truy tố về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy?
Deepfake là gì? Deepfake khiêu dâm là gì?
"Deepfake" là một công nghệ mới sử dụng nền tảng trí tuệ nhân tạo Ai để thay thế chân dung của người này bằng chân dung của người khác.
"Deepfake khiêu dâm" được hiểu là vấn nạn về tội phạm tình dục kỹ thuật số, một số cá nhân sẽ nhằm vào những phụ nữ, bé gái, sử dụng ứng dụng Deepfake để thay thế chân dung của họ và những đoạn phim khiêu dâm.
Hiện tại ở Việt Nam cũng có một số vấn nạn sử dụng phần mềm AI vào mục đích lừa đảo nhưng chưa có thông tin về vấn nạn Deepfake khiêu dâm.
Deepfake là gì? Deepfake khiêu dâm là gì? Lan truyền nội dung Deepfake khiêu dâm có thể bị truy tố về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy? (Hình từ Internet)
Sử dụng Deepfake để ghép mặt người khác vào các đoạn phim khiêu dâm có thể bị truy tố về tội vu khống không?
Theo đó, cá nhân có hành vi sử dụng Deepfake để ghép mặt người khác vào các đoạn phim khiêu dâm có thể xem đó là hành vi vu khống người khác.
Tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi đểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định về việc trúy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống như sau:
Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người có hành vi sử dụng Deepfake để ghép mặt người khác vào các đoạn phim khiêu dâm có thể bị truy tố về tội vu khống.
Tùy vào tính chất của vụ việc mà mức truy cứu trách nhiệm sẽ khác nhau.
Mức truy cứu trách nhiệm hình sự cao nhất về tội vu khống có thể lên đến 7 năm tù.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cá nhân tại Việt Nam nếu lan truyền nội dung Deepfake khiêu dâm thì có thể bị truy tố về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy không?
Căn cứ theo Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 124 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), cá nhân tại Việt Nam nếu lan truyền nội dung Deepfake khiêu dâm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Cụ thể:
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
...
g) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên;
b) Ảnh có số lượng 500 ảnh trở lên;
c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng 200 đơn vị trở lên;
d) Phổ biến cho 101 người trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định vừa nêu trên, cá nhân tại Việt Nam nếu lan truyền nội dung Deepfake khiêu dâm thì có thể bị truy tố về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.
Đối với hành vi sử dụng phương tiện điện tử để phạm tội thì cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?