Di chuyển hồ sơ nhận trợ cấp thờ cúng liệt sĩ khi thay đổi nơi cư trú được quy định như thế nào? Phải đáp ứng điều kiện gì?
Điều kiện di chuyển hồ sơ nhận trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 49 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
"Điều 49. Di chuyển hồ sơ
1. Điều kiện di chuyển hồ sơ
a) Người có công hoặc người thờ cúng liệt sĩ thay đổi nơi cư trú;
b) Thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng khi thay đổi nơi cư trú được di chuyển hồ sơ gốc về nơi cư trú mới nêu tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc không còn thân nhân khác hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
Trường hợp tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc còn thân nhân khác của người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng thì thực hiện di chuyển bản sao hồ sơ.
..."
Như vậy theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; bạn là con của liệt sĩ. Trước đây khi chị bạn còn sống thì hàng năm chị nhận chế độ thờ cúng liệt sĩ tại tỉnh Hưng yên. Nay chị bạn mất rồi thì bạn sẽ được hưởng chế độ này.
Tuy nhiên, hồ sơ liệt sĩ của gia đình bạn đang ở tỉnh Hưng Yên. Do đó bạn có thể di chuyển hồ sơ gốc sang Hà Nội nơi bạn đang thường trú để hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ.
Di chuyển hồ sơ nhận trợ cấp thờ cúng liệt sĩ khi thay đổi nơi cư trú được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ di chuyển nơi hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ cần chuẩn bị như thế nào?
Về hồ sơ di chuyển nơi hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH thì để di chuyển nơi nhận trợ cấp thờ cúng từ Hưng Yên đến Hà Nội bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị di chuyển hồ sơ theo Mẫu HS6;
- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú dài hạn;
- Phiếu báo di chuyển hồ sơ theo Mẫu HS7;
- Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi;
Thủ tục di chuyển nơi hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ thực hiện như thế nào?
Về thủ tục di chuyển hồ sơ hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 49. Di chuyển hồ sơ
...
3. Thủ tục di chuyển
a) Nơi đi:
Cá nhân làm đơn đề nghị di chuyển hồ sơ gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ kèm theo bản sao hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đơn có trách nhiệm kiểm tra, hoàn tất hồ sơ di chuyển và gửi bảo đảm qua đường bưu điện đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cá nhân cư trú; gửi 01 phiếu báo di chuyển hồ sơ về Cục Người có công để theo dõi, quản lý: gửi 01 phiếu báo di chuyển cho cá nhân để biết.
b) Nơi đến:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận hồ sơ trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:
Thông báo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đi.
Kiểm tra hồ sơ tiếp nhận, nếu hồ sơ đúng quy định thì đăng ký quản lý đối tượng và thực hiện tiếp các chế độ ưu đãi theo quy định.
Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định thì chuyển trả lại hồ sơ kèm công văn nêu rõ lý do chưa tiếp nhận, yêu cầu nơi chuyển hồ sơ kiểm tra, bổ sung.”
Như vậy theo quy định trên thì quy trình thực hiện theo các bước:
Bước 1: nộp đơn đề nghị di chuyển hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ kèm theo bản sao hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đơn kiểm tra, hoàn tất hồ sơ di chuyển và gửi bảo đảm qua đường bưu điện đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi bạn cư trú;
Đồng thời gửi 01 phiếu báo di chuyển hồ sơ về Cục Người có công để theo dõi, quản lý: gửi 01 phiếu báo di chuyển cho bạn biết.
Bước 3: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận hồ sơ trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đi và kiểm tra hồ sơ tiếp nhận, nếu hồ sơ đúng quy định thì đăng ký quản lý đối tượng và thực hiện tiếp các chế độ ưu đãi theo quy định.
Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì chuyển trả lại hồ sơ kèm công văn nêu rõ lý do chưa tiếp nhận, yêu cầu nơi chuyển hồ sơ kiểm tra, bổ sung.
Kết luận: Khi thay đổi nơi cư trú thì bạn có thể làm hồ sơ di chuyển nơi hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức bên trong của pháp luật là gì? Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là ai?
- Lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã được xác định như thế nào? Dựa vào lĩnh vực hoạt động hợp tác xã được phân loại như thế nào?
- Kho bảo thuế là kho chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan hay chưa? Địa bàn hoạt động hải quan có bao gồm kho bảo thuế?
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong khu công nghệ cao thế nào? Điều kiện chung thành lập khu công nghệ cao?
- Hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng được pháp luật về xây dựng quy định như thế nào?