Đi nghĩa vụ quân sự 3 năm thì thời gian đi nghĩa vụ quân sự có được tính vào tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội không?
Người đi nghĩa vụ quân sự thuộc ngạch nào của quân đội nhân dân Việt Nam?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
5. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển."
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về nghĩa vụ quân sự như sau:
"Điều 4. Nghĩa vụ quân sự
1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân."
Theo đó, thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.
Như vậy, công dân tham gia nghĩa vụ quân sự được xếp vào ngạch hạ sĩ quan hoặc binh sĩ của quân đội nhân dân Việt Nam.
Nghĩa vụ quân sự
Đi nghĩa vụ quân sự 3 năm thì thời gian đi nghĩa vụ quân sự có được tính vào tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân:
"Điều 50. Chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân
1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ:
i) Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế;"
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP hướng dẫn chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp thêm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ, trợ cấp tạo việc làm:
"Điều 7. Chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp thêm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ, trợ cấp tạo việc làm quy định tại Điều 7 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP
1. Chế độ bảo hiểm xã hội:
a) Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định."
Như vậy, binh sĩ, hạ sĩ quan trong thời gian phục vụ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự của bạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Có được cộng điểm thi công chức khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự không?
Căn cứ điểm l khoản 1, điểm g khoản 3 Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ:
"Điều 50. Chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân
1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ:
...
l) Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.
...
3. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ:
...
g) Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 của Luật này, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo."
Căn cứ Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về ưu tiên trong tuyển dụng công chức:
"Điều 5. Ưu tiên trong tuyển dụng công chức
1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
2. Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2."
Theo đó, hạ sĩ quan, binh sĩ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự và xuất ngũ sẽ được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự và được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?