Đi nước ngoài giải quyết việc riêng khi không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền người lao động thuộc Bộ Giao thông vận tải bị xử lý như thế nào?
- Số ngày đi nước ngoài giải quyết việc riêng trong năm của người lao động thuộc Bộ Giao thông vận tải có thể vượt quá số ngày được nghỉ theo chế độ của năm đó hay không?
- Thủ tục giải quyết nhu cầu đi nước ngoài giải quyết việc riêng của người lao động thuộc Bộ Giao thông vận tải được quy định như thế nào?
- Người lao động thuộc Bộ Giao thông vận tải đi nước ngoài giải quyết việc riêng khi không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền thì xử lý như thế nào?
Số ngày đi nước ngoài giải quyết việc riêng trong năm của người lao động thuộc Bộ Giao thông vận tải có thể vượt quá số ngày được nghỉ theo chế độ của năm đó hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Quy chế quản lý việc ra nước ngoài giải quyết việc riêng đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 2000/QĐ-BGTVT năm 2019 quy định về nguyên tắc thực hiện như sau:
Nguyên tắc thực hiện
...
3. Người lao động đi nước ngoài về việc riêng có trách nhiệm tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ bí mật Nhà nước. Đảng viên khi ra nước ngoài giải quyết việc riêng còn phải tuân thủ các quy định về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, thực hiện các nhiệm vụ của đảng viên và báo cáo theo quy định.
4. Tổng số ngày ra nước ngoài để giải quyết việc riêng trong năm (gồm cả Thứ Bảy, Chủ Nhật và Ngày lễ) đối với mỗi người lao động không vượt quá số ngày được nghỉ theo chế độ của năm đó (được cộng thêm ngày nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật, nghỉ Lễ, Tết trùng kỳ nghỉ).
Trường hợp đặc biệt, cần nghỉ gộp phép, nghỉ không hưởng lương để ra nước ngoài giải quyết việc riêng thì phải được cấp có thẩm quyền xem xét, đồng ý trước khi đi. Hạn chế ra nước ngoài giải quyết việc riêng vào những dịp cơ quan, đơn vị cần tập trung làm việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
...
Như vậy, theo quy định thì tổng số ngày đi nước ngoài để giải quyết việc riêng trong năm (gồm cả Thứ Bảy, Chủ Nhật và Ngày lễ) đối với mỗi người lao động không vượt quá số ngày được nghỉ theo chế độ của năm đó (được cộng thêm ngày nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật, nghỉ Lễ, Tết trùng kỳ nghỉ).
Trong trường hợp đặc biệt, cần nghỉ gộp phép, nghỉ không hưởng lương để đi nước ngoài giải quyết việc riêng thì người lao động phải được cấp có thẩm quyền xem xét, đồng ý trước khi đi.
Số ngày đi nước ngoài giải quyết việc riêng trong năm của người lao động thuộc Bộ Giao thông vận tải có thể vượt quá số ngày được nghỉ theo chế độ của năm đó hay không? (Hình từ Internet)
Thủ tục giải quyết nhu cầu đi nước ngoài giải quyết việc riêng của người lao động thuộc Bộ Giao thông vận tải được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Quy chế quản lý việc ra nước ngoài giải quyết việc riêng đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 2000/QĐ-BGTVT năm 2019 quy định về trình tự, thủ tục giải quyết nhu cầu đi nước ngoài giải quyết việc riêng như sau:
Trình tự, thủ tục giải quyết
1. Đối với người lao động thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng, Thứ trưởng
a) Đơn vị gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải trước ít nhất 10 ngày làm việc tính đến ngày dự định xuất cảnh.
b) Sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng xem xét, quyết định.
2. Đối với người lao động thuộc thẩm quyền quyết định của đơn vị
a) Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến đơn vị trước ít nhất 10 ngày làm việc tính đến ngày dự định xuất cảnh.
b) Sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, đơn vị xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
3. Cấp có thẩm quyền ban hành Giấy nghỉ phép trong trường hợp nghỉ phép tại nước ngoài (theo Mẫu M04) hoặc văn bản cho phép ra nước ngoài giải quyết việc riêng (theo Mẫu M05). Trường hợp không cho phép, cấp có thẩm quyền trả lời người lao động, nêu rõ lý do.
Như vậy, thủ tục giải quyết nhu cầu đi nước ngoài giải quyết việc riêng của người lao động thuộc Bộ Giao thông vận tải được chia làm 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Đối với người lao động thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng, Thứ trưởng thì thủ tục giải quyết như sau:
(1) Đơn vị gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải trước ít nhất 10 ngày làm việc tính đến ngày dự định xuất cảnh.
(2) Sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng xem xét, quyết định.
Trường hợp 2: Đối với người lao động thuộc thẩm quyền quyết định của đơn vị thì thủ tục giải quyết thực hiện như sau:
(1) Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến đơn vị trước ít nhất 10 ngày làm việc tính đến ngày dự định xuất cảnh.
(2) Sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, đơn vị xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Lưu ý: Trường hợp không cho phép người lao động ra nước ngoài để giải quyết việc riêng thì cấp có thẩm quyền trả lời người lao động, nêu rõ lý do.
Người lao động thuộc Bộ Giao thông vận tải đi nước ngoài giải quyết việc riêng khi không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền thì xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Quy chế quản lý việc ra nước ngoài giải quyết việc riêng đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 2000/QĐ-BGTVT năm 2019 quy định về nguyên tắc thực hiện như sau:
Nguyên tắc thực hiện
...
4. Tổng số ngày ra nước ngoài để giải quyết việc riêng trong năm (gồm cả Thứ Bảy, Chủ Nhật và Ngày lễ) đối với mỗi người lao động không vượt quá số ngày được nghỉ theo chế độ của năm đó (được cộng thêm ngày nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật, nghỉ Lễ, Tết trùng kỳ nghỉ).
Trường hợp đặc biệt, cần nghỉ gộp phép, nghỉ không hưởng lương để ra nước ngoài giải quyết việc riêng thì phải được cấp có thẩm quyền xem xét, đồng ý trước khi đi. Hạn chế ra nước ngoài giải quyết việc riêng vào những dịp cơ quan, đơn vị cần tập trung làm việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trường hợp người lao động có một trong các vi phạm nêu tại Điều 3 Quy chế này hoặc ra nước ngoài giải quyết việc riêng khi không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền phải viết bản tường trình, kiểm điểm và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, trường hợp người lao động ra nước ngoài giải quyết việc riêng khi không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền thì phải viết bản tường trình, kiểm điểm.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty thông tin tín dụng thành lập thì tên công ty có cần phải thêm cụm từ thông tin tín dụng không?
- Ép buộc người lao động làm việc có được xem là cưỡng bức lao động theo quy định Bộ luật Lao động?
- Xây dựng bảng giá đất đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất như thế nào?
- Phân loại quy mô hợp tác xã có xét tiêu chí số lượng thành viên chính thức của hợp tác xã không?
- Phần mềm đóng gói là gì? Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm?