Dì ruột định cư ở nước ngoài nhận nuôi con nuôi là cháu thì có được miễn lệ phí đăng ký nhận nuôi trẻ không?
- Dì ruột định cư ở nước ngoài nhận nuôi con nuôi là cháu thì có được miễn lệ phí đăng ký nhận nuôi trẻ không?
- Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận con nuôi là người Việt Nam là bao nhiêu?
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận con nuôi là người Việt Nam có thể nộp lệ phí nuôi con nuôi ở đâu?
Dì ruột định cư ở nước ngoài nhận nuôi con nuôi là cháu thì có được miễn lệ phí đăng ký nhận nuôi trẻ không?
Dì ruột định cư ở nước ngoài nhận nuôi con nuôi là cháu thì có được miễn lệ phí đăng ký nhận nuôi trẻ không? (hình từ Internet)
Căn cứ Điều 4 Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
1. Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với các trường hợp sau:
a) Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi;
b) Người nhận các trẻ em sau đây làm con nuôi: Trẻ khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của Luật nuôi con nuôi và văn bản hướng dẫn;
c) Người có công với cách mạng nhận con nuôi.
2. Giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với các trường hợp sau:
a) Cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;
b) Nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;
c) Trường hợp nhận con nuôi thuộc cả hai trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này thì người nộp lệ phí được lựa chọn áp dụng mức giảm lệ phí theo quy định tại Điểm a hoặc Điểm b Khoản này.
3. Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp đăng ký lại việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.
Theo đó, dì ruột định cư ở nước ngoài nhận nuôi con nuôi là cháu sẽ được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài.
Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận con nuôi là người Việt Nam là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Mức thu lệ phí
1. Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi:
a) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước: 400.000 đồng/trường hợp.
b) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 9.000.000 đồng/trường hợp.
c) Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 4.500.000 đồng/trường hợp.
d) Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi: 4.500.000 đồng/trường hợp.
đ) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 150 đô la Mỹ/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài Khoản công bố.
2. Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài như sau:
a) Lệ phí cấp giấy phép lần đầu: 65.000.000 đồng/giấy phép;
b) Lệ phí cấp gia hạn giấy phép: 35.000.000 đồng/giấy phép.
người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi.
Chiếu theo quy định này, mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam là 9.000.000 đồng/trường hợp.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận con nuôi là người Việt Nam có thể nộp lệ phí nuôi con nuôi ở đâu?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
5. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.
Theo đó, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp sau:
- Nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Nuôi con nuôi giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam;
- Nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.
Ngoài ra, căn cứ Điều 5 Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan thu lệ phí
1. Ủy ban nhân dân cấp xã thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước và lệ phí đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi.
2. Sở Tư pháp thu lệ phí đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam.
3. Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp) thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này; lệ phí cấp, gia hạn giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài.
4. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Như vậy, đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận con nuôi là người Việt Nam thuộc trường hợp nuôi con nuôi nước ngoài và có thể nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?