Di sản thừa kế chung của bố mẹ đối với trường hợp bố có hai vợ thì di sản được chia như thế nào?
Việc xác định người được hưởng di sản thừa kế như thế nào?
Đối với trường hợp tài sản đứng tên ba mẹ bạn nên đó là tài sản chung vợ chồng.
Khi mẹ bạn mất đi thì ½ khối tài sản trên là di sản thừa kế mà mẹ bạn để lại. Vì mẹ bạn không để lại di chúc, căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản thừa kế của mẹ bạn gồm:
- Cha, mẹ (không phân biệt cha mẹ nuôi, cha mẹ ruột) của mẹ bạn nếu còn sống;
- Chồng;
- Con (không phân biệt con nuôi, con ruột).
Mỗi người nói trên đều được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau.
Cha bạn sẽ có tài sản là ½ khối tài sản và phần trong ½ di sản thừa kế của mẹ bạn để lại.
Khi cha bạn kết hôn với người khác thì tài sản nhà đất của cha bạn (gồm phần của ông và phần ông được hưởng thừa kế) sẽ là tài sản riêng hình thành trước hôn nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, không phải là tài sản chung của cha bạn và người vợ mới.
Khi cha bạn không may mắn mất đi thì tài sản nhà đất gồm phần của ông và phần ông được hưởng thừa kế sẽ là di sản thừa kế. Và vì ông không để lại di chúc nên tương tự như trường hợp của mẹ bạn, những người được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với tài sản của cha bạn gồm có:
- Cha, mẹ (không phân biệt cha mẹ nuôi, cha mẻ ruột) của cha bạn nếu còn sống;
- Vợ;
- Con (không phân biệt con nuôi, con ruột).
Tóm tắt các sự kiện thì những người được hưởng thừa kế đối với tài sản ban đầu của cha mẹ bạn thời điểm này gồm có:
- Cha, mẹ của mẹ bạn và cha bạn (không phân biệt cha mẹ nuôi, cha mẹ ruột nếu còn sống) tức là ông bà nội, ông bà ngoại của bạn.
- Các con (không phân biệt con nuôi, con ruột) của cha và mẹ bạn.
- Vợ của cha bạn (nếu có đăng ký kết hôn hợp pháp).
Di sản thừa kế chung của bố mẹ đối với trường hợp bố có hai vợ thì di sản được chia như thế nào?
Việc phân chia di sản thừa kế được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phân chia di sản theo pháp luật như sau:
Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật
1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Vậy tỷ lệ phân chia di sản theo quy định của pháp luạt (sau đây gọi là kỷ phần) của từng người được nêu như đã phân tích như sau:
- Di sản thừa kế cha bạn được hưởng:
½ nhà đất và 1 phần được hưởng theo pháp luật đối với ½ nhà đất mẹ bạn để lại.
- Di sản thừa kế ông bà ngoại của bạn được hưởng:
Mỗi người được hưởng 1 kỷ phần theo pháp luật đối với ½ tài sản nhà đất của mẹ bạn để lại, nếu ông bà ngoại của bạn đã mất trước mẹ bạn thì không được hưởng.
- Di sản thừa kế ông bà nội của bạn được hưởng:
Mỗi người được hưởng 1 phần di sản theo pháp luật đối với ½ tài sản + 1 phần cha bạn được hưởng từ nhà đất do mẹ bạn để lại, nếu ông bà nội của bạn đã mất trước cha bạn thì không được hưởng.
- Di sản thừa kế các con của mẹ bạn được hưởng:
Mỗi người được hưởng 1 phần theo pháp luật đối với ½ tài sản nhà đất của mẹ bạn để lại.
- Di sản thừa kế các con và vợ 2 của cha bạn được hưởng:
Mỗi người được hưởng 1 phần theo pháp luật đối với ½ tài sản + 1 phần cha bạn được hưởng từ nhà đất do mẹ bạn để lại.
Thủ tục thực hiện việc chia di sản thừa kế như thế nào?
Căn cứ Điều 57, Điều 58 Luật Công chứng 2014 và Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, khai nhận di sản thừa kế như sau:
Tất cả những người thừa kế nói trên cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản;
- Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, của người được hưởng thừa kế theo pháp luật;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ thừa kế với người để lại di sản (giấy khai sinh, đăng ký kết hôn);
- Giấy chứng tử của những người thuộc hàng thừa kế (nếu đã chết).
- Biên bản phân chia thừa kế.
Các bên lập văn bản khai nhận thừa kế tại Phòng công chứng tại nơi có đất.
Sau đó văn bản này được niêm yết công khai trong 15 ngày tại UBND phường nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng trước khi chết.
Hết thời hạn niêm yết mà không có khiếu nại tranh chấp thì các bên nộp hồ sơ sang tên chuyển quyền tại Văn phòng Đăng ký đất đai nơi có đất để ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới theo pháp luật về đất đai.
Trường hợp các bên uỷ quyền cho một người đứng tên giấy chứng nhận thì phải công chứng văn bản này để làm cơ sở Văn phòng đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được uỷ quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?