Di vật khảo cổ được xử lý, bảo quản theo nguyên tắc nào? Quản lý và sử dụng di vật khảo cổ được quy định ra sao?

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm gì khi phát hiện di vật khảo cổ? Di vật khảo cổ được xử lý, bảo quản theo nguyên tắc nào? Quản lý và sử dụng di vật khảo cổ được quy định ra sao? Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Thanh Huy ở Long Thành.

Di vật khảo cổ được xử lý, bảo quản theo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 20 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL quy định như sau:

Chỉnh lý, bảo quản di vật khảo cổ sau thăm dò, khai quật
Sau khi kết thúc thăm dò, khai quật khảo cổ, tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ có trách nhiệm xây dựng phương án xử lý, bảo quản di vật khảo cổ đã được thăm dò, khai quật. Di vật khảo cổ được xử lý, bảo quản theo nguyên tắc sau đây:
1. Kiểm kê, chỉnh lý và phân loại theo các tiêu chí khoa học;
2. Làm sạch và tiến hành các biện pháp bảo quản thích hợp đối với những di vật khảo cổ, đặc biệt là các di vật khảo cổ được làm từ chất liệu dễ hư hỏng;
3. Phân tích, thẩm định mẫu di vật khảo cổ;
Trường hợp gửi các mẫu đi nước ngoài để xác định niên đại, giá trị thì thực hiện theo quy định tại các Điều 43, Điều 44 Luật Di sản văn hóa và Điều 24 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP;
4. Gắn chắp, phục dựng những di vật khảo cổ bị vỡ khi đủ căn cứ khoa học;
5. Lập hồ sơ khoa học cho các di vật khảo cổ.

Theo đó, sau khi kết thúc thăm dò, khai quật khảo cổ, tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ có trách nhiệm xây dựng phương án xử lý, bảo quản di vật khảo cổ đã được thăm dò, khai quật. Di vật khảo cổ được xử lý, bảo quản theo nguyên tắc sau đây:

- Kiểm kê, chỉnh lý và phân loại theo các tiêu chí khoa học;

- Làm sạch và tiến hành các biện pháp bảo quản thích hợp đối với những di vật khảo cổ, đặc biệt là các di vật khảo cổ được làm từ chất liệu dễ hư hỏng;

- Phân tích, thẩm định mẫu di vật khảo cổ;

Trường hợp gửi các mẫu đi nước ngoài để xác định niên đại, giá trị thì thực hiện theo quy định tại các Điều 43 Luật Di sản văn hóa 2001 và Điều 44 Luật Di sản văn hóa 2001 và Điều 24 Nghị định 92/2002/NĐ-CP (hiện nay nội dung này đã được thay thế bởi Điều 20 Nghị định 98/2010/NĐ-CP)

- Gắn chắp, phục dựng những di vật khảo cổ bị vỡ khi đủ căn cứ khoa học;

- Lập hồ sơ khoa học cho các di vật khảo cổ.

Di vật khảo cổ

Di vật khảo cổ (Hình từ Internet)

Quản lý và sử dụng di vật khảo cổ được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 21 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL quy định như sau:

Việc quản lý và sử dụng di vật khảo cổ
1. Việc bàn giao, giữ gìn và bảo quản tạm thời hoặc lâu dài di vật khảo cổ thu được từ thăm dò, khai quật khảo cổ được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 41 Luật Di sản văn hóa và nội dung ghi tại giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ.
2. Trường hợp khai quật khẩn cấp thì Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất việc giao di vật khảo cổ cho bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan có chức năng thích hợp để Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định.
3. Khi thực hiện việc bàn giao phải có biên bản giao nhận, không để di vật khảo cổ bị hư hỏng, thất lạc hoặc bị mất (mẫu Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Quy chế này).

Theo đó,

- Việc bàn giao, giữ gìn và bảo quản tạm thời hoặc lâu dài di vật khảo cổ thu được từ thăm dò, khai quật khảo cổ được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 41 Luật Di sản văn hóa 2001 và nội dung ghi tại giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ.

- Trường hợp khai quật khẩn cấp thì Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất việc giao di vật khảo cổ cho bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan có chức năng thích hợp để Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định.

- Khi thực hiện việc bàn giao phải có biên bản giao nhận, không để di vật khảo cổ bị hư hỏng, thất lạc hoặc bị mất (mẫu Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL).

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm gì khi phát hiện di vật khảo cổ?

Tại Điều 9 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL quy định như sau:

- Tiếp nhận thông tin về địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ; tổ chức thẩm tra tính chính xác của thông tin về địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ và giám định sơ bộ di vật khảo cổ được giao nộp; tổ chức bảo vệ, bảo quản; báo cáo và đề xuất kế hoạch thăm dò, khai quật địa điểm khảo cổ tới Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Đề nghị hoặc thỏa thuận việc xin cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ.

- Cấp giấy phép khai quật khẩn cấp địa điểm khảo cổ tại địa phương theo đề nghị của tổ chức có chức năng thăm dò, khai quật khảo cổ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 14 Quy chế này.

- Quản lý, tổ chức bảo vệ và phát huy giá trị địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ.

- Thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét thỏa thuận hoặc phê duyệt các dự án, kế hoạch thăm dò, khai quật khảo cổ.

- Phối hợp với tổ chức có chức năng thăm dò, khai quật khảo cổ tiến hành thăm dò, khai quật địa điểm khảo cổ theo giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ.

- Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ; tập huấn kiến thức chuyên môn về công tác bảo vệ địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở.

- Tổ chức lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh và di tích quốc gia các địa điểm khảo cổ tại địa phương.

Di vật khảo cổ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các di vật khảo cổ và lịch sử được tìm thấy ở Vùng được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục cấp giấy phép mang di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của TCCT, TCCT - xã hội ra nước ngoài ra sao?
Pháp luật
Khi tiếp nhận thông tin về việc phát hiện di vật khảo cổ cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Di vật khảo cổ được xử lý, bảo quản theo nguyên tắc nào? Quản lý và sử dụng di vật khảo cổ được quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di vật khảo cổ
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,493 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di vật khảo cổ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di vật khảo cổ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào