Địa chỉ gửi hồ sơ đề nghị công nhận chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam? Đối tượng nào được sử dụng chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài?
- Đối tượng nào được sử dụng chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài được công nhận tại Việt Nam?
- Địa chỉ gửi hồ sơ đề nghị công nhận chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam?
- Tài liệu chứng minh chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài hình thành dựa trên thông tin định danh trong hồ sơ đề nghị công nhận gồm những gì?
Đối tượng nào được sử dụng chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài được công nhận tại Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Giao dịch điện tử 2023 như sau:
Công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài; công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài
3. Đối tượng sử dụng chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài được công nhận theo quy định tại khoản 2 Điều này là tổ chức, cá nhân nước ngoài; tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu giao dịch điện tử với tổ chức, cá nhân nước ngoài mà chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ trong nước chưa được công nhận tại nước đó.
4. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam; công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, đối tượng sử dụng chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài được công nhận tại Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu giao dịch điện tử với tổ chức, cá nhân nước ngoài mà chứng thư chữ ký điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ trong nước chưa được công nhận tại nước đó.
Địa chỉ gửi hồ sơ đề nghị công nhận chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam? Đối tượng nào được sử dụng chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài? (Hình từ Internet)
Địa chỉ gửi hồ sơ đề nghị công nhận chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 06/2024/TT-BTTTT như sau:
Trình tự, thủ tục công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam, lựa chọn hình thức trực tiếp hoặc đường bưu điện hoặc trực tuyến theo hướng dẫn sau:
a) Gửi trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia), địa chỉ số 18 Nguyễn Du - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
b) Gửi trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến (Cổng dịch vụ công quốc gia, https://dichvucong.gov.vn hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông, https://dichvucong.mic.gov.vn).
c) Văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công nhận hoặc chứng nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự) và được dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
...
Theo đó, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị công nhận chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam có thể lựa chọn hình thức trực tiếp hoặc đường bưu điện hoặc trực tuyến, cụ thể:
- Gửi trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia), địa chỉ số 18 Nguyễn Du - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
- Gửi trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến (Cổng dịch vụ công quốc gia, https://dichvucong.gov.vn hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông, https://dichvucong.mic.gov.vn).
Tài liệu chứng minh chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài hình thành dựa trên thông tin định danh trong hồ sơ đề nghị công nhận gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 06/2024/TT-BTTTT thì các tài liệu chứng minh Chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài hình thành dựa trên thông tin định danh đã được xác thực của tổ chức, cá nhân nước ngoài, gồm:
(1) Đối với tổ chức Việt Nam:
- Quyết định thành lập hoặc quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư và thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận căn cước hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của tổ chức; hoặc
- Sử dụng tài khoản định danh điện tử của tổ chức.
(2) Đối với cá nhân Việt Nam: Thẻ căn cước hoặc căn cước điện tử hoặc giấy chứng nhận căn cước hoặc hộ chiếu hoặc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
(3) Đối với tổ chức nước ngoài: Văn bản của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
(4) Đối với cá nhân nước ngoài: Hộ chiếu kèm theo visa hoặc văn bản của cơ quan thẩm quyền Việt Nam xác nhận cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
(5) Trường hợp được ủy quyền sử dụng chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư điện tử nước ngoài, tổ chức, cá nhân được ủy quyền phải có văn bản ủy quyền cho phép sử dụng hợp pháp chữ ký điện tử và thông tin thuê bao được cấp chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài phải phù hợp với thông tin trong văn bản ủy quyền, cho phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?
- Mẫu Báo cáo kết quả công tác lý luận chính trị mới nhất? Đào tạo lý luận chính trị gồm có mấy cấp theo quy định?
- Chức danh cán bộ công đoàn các cấp trong hệ thống Công đoàn Việt Nam? Cán bộ công đoàn cấp cơ sở phải có đạo đức như thế nào?
- Đoàn viên bị mất việc làm được tạm dừng sinh hoạt công đoàn trong bao lâu? Đoàn viên chuyển sinh hoạt công đoàn phải thông báo với ai?
- Hoạt động cho thuê lại lao động là gì? Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo với cơ quan nào về hoạt động cho thuê lại?