Địa điểm tiếp công dân của cơ quan Công an nhân dân là ở đâu? Có bao nhiêu hình thức tiếp công dân?
Công tác tiếp công dân trong cơ quan Công an nhân dân phải đảm bảo được nguyên tắc gì?
Theo Điều 3 Thông tư 98/2021/TT-BCA quy định như sau:
Nguyên tắc tiếp công dân
1. Việc tiếp công dân phải tuân thủ quy định của Luật Tiếp công dân, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tiếp công dân, Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại địa điểm tiếp công dân của Công an các cấp có thẩm quyền.
3. Bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
4. Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Theo đó, công tác tiếp công dân trong cơ quan Công an nhân dân phải đảm bảo được nguyên tắc sau đây:
- Việc tiếp công dân phải tuân thủ quy định của Luật Tiếp công dân, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tiếp công dân, Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại địa điểm tiếp công dân của Công an các cấp có thẩm quyền.
- Bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
- Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Địa điểm tiếp công dân của cơ quan Công an nhân dân là ở đâu?
Công tác tiếp công dân trong Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Theo Điều 4 Thông tư 98/2021/TT-BCA quy định về địa điểm tiếp công dân của cơ quan Công an nhân dân như sau:
- Bộ Công an bố trí địa điểm tiếp công dân tại Hà Nội, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện gồm: Thiết bị ghi âm, ghi hình, máy tính, máy in, điện thoại, bàn, ghế, sổ, sách và các điều kiện cần thiết khác phục vụ cho việc tiếp công dân, có lực lượng Cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự.
Trong trường hợp phát sinh các vụ việc phức tạp, gây mất an ninh, trật tự tại địa điểm tiếp công dân, Công an thành phố Hà Nội và các đơn vị thuộc cơ quan Bộ liên quan có trách nhiệm cử lực lượng phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự tại địa điểm tiếp công dân của Bộ Công an.
- Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ nơi có tổ chức thanh tra; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Công an cấp tỉnh) bố trí địa điểm tiếp công dân, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện cần thiết theo quy định tại khoản 1 Điều này để phục vụ việc tiếp công dân; có quy chế phối hợp với các đơn vị chức năng bảo đảm an ninh, trật tự tại địa điểm tiếp công dân của đơn vị, địa phương mình.
- Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ nơi không có tổ chức thanh tra và đơn vị thuộc Công an cấp tỉnh có chung trụ sở, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế của đơn vị, báo cáo Thủ trưởng cấp trên trực tiếp để bố trí địa điểm tiếp công dân chung hoặc riêng, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện cần thiết phục vụ việc tiếp công dân.
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an phường, Công an thị trấn, Công an xã, đồn, trạm Công an bố trí địa điểm, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện cần thiết phục vụ việc tiếp công dân.
- Các cơ quan, đơn vị Công an có trụ sở độc lập phải bố trí địa điểm tiếp công dân, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện cần thiết phục vụ việc tiếp công dân theo quy định.
- Địa điểm tiếp công dân của Công an các cấp phải bố trí tại vị trí thuận tiện để công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được dễ dàng, thuận lợi;
Có gắn biển “ĐỊA ĐIỂM TIẾP CÔNG DÂN” hình chữ nhật, nền màu đỏ, chữ màu vàng, ghi rõ tên cơ quan, đơn vị, địa chỉ, số điện thoại liên hệ;
Phải niêm yết công khai nội quy tiếp công dân, họ tên, cấp bậc, chức vụ, thời gian, lịch tiếp công dân của Thủ trưởng và cán bộ tiếp công dân;
Có tủ sách pháp luật để công dân tham khảo khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Có bao nhiêu hình thức tiếp công dân trong Công an nhân dân?
Theo Điều 6 Thông tư 98/2021/TT-BCA quy định có 03 hình thức tiếp công dân trong Công an nhân dân bao gồm:
(1) Tổ chức tiếp công dân thường xuyên
- Công an các cấp tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình theo giờ hành chính vào các ngày làm việc trong tuần;
- Thanh tra Bộ, Thanh tra đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Thanh tra Công an cấp tỉnh bố trí lãnh đạo, cán bộ thanh tra tiếp công dân thường xuyên tại địa điểm tiếp công dân của đơn vị, địa phương mình.
Trường hợp cần thiết hoặc khi Thủ trưởng cấp trên trực tiếp giao, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Chánh Thanh tra Công an cấp tỉnh phải trực tiếp tiếp công dân.
(2) Tổ chức tiếp công dân định kỳ
- Bộ trưởng Bộ Công an định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất một ngày tại địa điểm tiếp công dân của Bộ Công an (thời gian cụ thể do Thanh tra Bộ thống nhất với Văn phòng Bộ báo cáo Bộ trưởng quyết định);
- Thủ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ có trụ sở độc lập; Giám đốc Công an cấp tỉnh định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất một ngày tại địa điểm tiếp công dân của đơn vị, địa phương mình (thời gian cụ thể do Thủ trưởng, Giám đốc quyết định);
- Thủ trưởng đơn vị thuộc Công an cấp tỉnh có trụ sở độc lập; Trưởng Công an cấp huyện định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất hai ngày tại địa điểm tiếp công dân của đơn vị mình;
- Trưởng Công an cấp xã định kỳ tiếp công dân mỗi tuần ít nhất một ngày tại địa điểm tiếp công dân của Công an cấp xã;
- Thủ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ và đơn vị thuộc Công an cấp tỉnh nơi có chung trụ sở không tổ chức tiếp công dân định kỳ, nhưng phải tiếp công dân khi có yêu cầu.
(3) Tổ chức tiếp công dân đột xuất
Thủ trưởng Công an các cấp ngoài việc tiếp công dân định kỳ, phải tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp sau:
- Vụ việc phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiêu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau;
- Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến an ninh, trật tự hoặc gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe công dân;
- Tiếp công dân theo yêu cầu của cấp trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?