Dịch bạch hầu hiện nay có thể dự đoán nguy cơ bùng phát được không? Hướng dẫn đánh giá nguy cơ bùng phát dịch bạch hầu?
Ổ dịch bạch hầu hiện nay xuất hiện khi có bao nhiêu người mắc bệnh và kết thúc khi nào?
Theo Mục I Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 định nghĩa: bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm B.
Bệnh gây ra do vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố (Corynebacterium diphtheriae) gồm 4 típ sinh học: Gravis, Mitis, Intermedius và Belfanti.Bốn típ sinh học này chỉ khác nhau về đặc điểm hình thái khuẩn lạc và một số đặc điểm sinh vật hoá học nhưng không có sự khác biệt trong biểu hiện lâm sàng cũng như khả năng lây truyền.
Ổ dịch bạch hầu sẽ có từ bao nhiêu người mắc bệnh trở lên và kết thúc khi nào thì căn cứ theo quy định tại Mục 2 Phần II Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 như sau:
2. Định nghĩa ổ dịch.
Ổ dịch bạch hầu: một nơi (thôn, xóm, đội/tổ dân phố/ấp/khóm/đơn vị…) ghi nhận từ 01 ca bệnh xác định trở lên.
Ổ dịch kết thúc: khi không ghi nhận trường hợp mắc mới trong vòng 14 ngày kể từ ngày ca bệnh cuối cùng được cách ly y tế.
...
Theo đó, một nơi chỉ cần ghi nhận 01 (một) ca bệnh dịch bạch hầu thì được xác định là ổ dịch bạch hầu.
Cũng theo quy định trên thì dịch bệnh bạch hầu kết thúc khi không ghi nhận trường hợp mắc mới trong vòng 14 ngày kể từ ngày ca bệnh cuối cùng được cách ly y tế.
Dịch bạch hầu hiện nay có thể dự đoán nguy cơ bùng phát được không? Hướng dẫn đánh giá nguy cơ bùng phát dịch bạch hầu? (Hình từ Internet)
Dịch bạch hầu hiện nay có thể dự đoán nguy cơ bùng phát được không?
Dựa theo Bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ dịch bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 5965/QĐ-BYT năm 2021 thì có thể thấy dịch bạch hầu hiện nay vẫn có thể dự đoán trước được.
Cụ thể, nguy cơ bùng phát dịch bạch hầu hiện nay được dự đoán dựa trên các tiêu chí sau:
TT | Tên tiêu chí | Khái niệm | Cách đo lường | Nguồn thông tin | Thang điểm/ Điểm tối đa | Ghi chú |
I | CÁC TIÊU CHÍ CHÍNH | 70 điểm | ||||
1 | Sự lưu hành của bệnh bạch hầu trên người | 35 điểm | Chọn mục 1.1 hoặc 1.2 | |||
1.1 | Sự lưu hành của bệnh bạch hầu trên người tại xã/phường/thị trấn (xã) | Ca bệnh bạch hầu trong 5 năm gần nhất ghi nhận tại xã | Có/không | Trạm y tế (TYT) xã | ■ Có ca bệnh: 35 điểm ■ Không có ca bệnh: 0 điểm | Nếu có ca bệnh tại xã thì không chấm điểm đối với khu vực lân cận |
1.2 | Sự lưu hành của bệnh bạch hầu trên người tại khu vực lân cận | Ca bệnh bạch hầu trong 5 năm gần nhất của xã lân cận (Xã lân cận cùng huyện hoặc khác huyện) | Có/không | TYT xã Thông tin từ giao ban chuyên môn định kỳ | ■ Có ca bệnh: 20 điểm ■ Không có ca bệnh: 0 điểm | |
2 | Miễn dịch cộng đồng | 35 điểm | ||||
Tỷ lệ tiêm chủng Bạch Hầu ở trẻ dưới 5 tuổi. | Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm đủ 4 mũi/tổng số trẻ em dưới 5 tuổi | Tỷ lệ % | Số liệu báo cáo tiêm chủng (tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng dịch vụ, tiêm chủng chống dịch) | ■ >=90%: 0 điểm ■ 70% đến dưới 90%: 20 điểm ■ 50% đến dưới 70%: 25 điểm ■ Dưới 50% hoặc không đủ 4 mũi: 35 điểm ■ Có thôn/bản có tỷ lệ tiêm chủng dưới 30%: 35 điểm | Chọn 1 trong các lựa chọn | |
II | MỘT SỐ TIÊU CHÍ LIÊN QUAN | 30 điểm | ||||
1 | Có người đi từ vùng dịch về | Người sinh sống/làm việc tại xã có bạch hầu đi đến xã đang đánh giá | Có/không | Thông tin báo cáo từ cộng đồng và các ban ngành đoàn thể | ■ Không: 0 điểm ■ Có: 3 điểm | |
2 | Người dân có thói quen thường xuyên rửa tay với xà phòng | Nhận định hoặc kết quả khảo sát về thói quen thường xuyên rửa tay với xà phòng của người dân trong xã | Đánh giá định tính hoặc tính theo tỷ lệ % nếu có khảo sát | TYT Trường học Cơ quan công sở Khảo sát tại cộng đồng | ■ Đại đa số (>75%) người dân trong xã có thói quen: 0 điểm - Phần lớn (50%-75%) người dân có thói quen: 1 điểm ■ Một số (25%-<50%) người dân có thói quen: 2 điểm ■ Rất ít người dân (<25%) hoặc người dân không có thói quen: 3 điểm | |
3 | Xã có ban chỉ đạo phòng chống dịch | Quyết định thành lập Ban chỉ đạo | Có/không | UBND cấp xã TYT | ■ Có Quyết định và ban chỉ đạo hoạt động hiệu quả: 0 điểm ■ Có Quyết định thành lập nhưng ban chỉ đạo ít hoạt động: 2 điểm ■ Không có ban chỉ đạo: 3 điểm | |
4 | Xã có kế hoạch phòng chống dịch bạch hầu tại địa bàn | Bản kế hoạch được phê duyệt | Có/không | Ủy ban nhân dân cấp xã | ■ Có Kế hoạch phòng chống dịch bạch hầu: 0 điểm ■ Có Kế hoạch phòng chống dịch chung, trong đó có bạch hầu: 2 điểm ■ Không có: 3 điểm | Kế hoạch phòng chống dịch chung Kế hoạch phòng chống dịch theo mùa |
5 | Chính quyền và các ban ngành, đoàn thể (già làng, trưởng bản, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, đoàn thanh niên, trưởng thôn, ấp...) có tham gia phòng chống dịch | Sự tham gia của chính quyền và các ban ngành, đoàn thể trong phòng chống dịch | Có/không | Ủy ban nhân dân cấp xã | ■ Có sự tham gia của chính quyền và từ 3 ban ngành, đoàn thể ngoài y tế: 0 điểm ■ Có sự tham gia của chính quyền và 1-2 ban ngành đoàn thể ngoài y tế: 2 điểm ■ Không có sự tham gia của chính quyền/ ban ngành ngoài y tế: 3 điểm | |
6 | Năng lực chuyên môn giám sát, xử lý ổ dịch của địa phương | Năng lực giám sát tại cơ sở y tế, cộng đồng; năng lực lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân; năng lực điều tra, xử lý ổ dịch | - Cán bộ được tập huấn, hướng dẫn về giám sát, phòng chống dịch bạch hầu - Có sự hỗ trợ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh | Báo cáo, số liệu giám sát | ■ Có đủ cán bộ, cán bộ được tập huấn và/hoặc có hỗ trợ của CDC tỉnh: 0 điểm ■ Có đủ cán bộ, cán bộ chưa được tập huấn và không có hỗ trợ của CDC tỉnh: 2 điểm ■ Không đủ cán bộ, cán bộ chưa được tập huấn, không có hỗ trợ của CDC tỉnh: 3 điểm | Tập huấn theo hệ thống Giao ban chuyên môn |
7 | Tập huấn về phòng chống lây nhiễm tại cơ sở y tế | Cán bộ được tham gia lớp tập huấn về các biện pháp phòng chống lây nhiễm tại cơ sở y tế | Có/không | Báo cáo, số liệu giám sát | ■ Có được tập huấn đầy đủ: 0 điểm ■ Có được tập huấn nhưng chưa đủ: 2 điểm ■ Không được tập huấn: 3 điểm | |
8 | Năng lực thực hiện truyền thông phòng chống bệnh bạch hầu | Có đủ tài liệu, phương tiện, nhân lực, kinh phí thực hiện các hoạt động truyền thông phòng chống bệnh bạch hầu | Có/không | Báo cáo, số liệu giám sát | ■ Có đủ tài liệu, phương tiện, nhân lực, kinh phí: 0 điểm ■ Có tài liệu, phương tiện, nhân lực, kinh phí nhưng chưa đầy đủ: 2 điểm ■ Không có tài liệu, phương tiện, nhân lực, kinh phí: 3 điểm | |
9 | Kinh phí cho phòng chống dịch của địa phương | Kinh phí được cấp hàng năm và đột xuất cho các hoạt động phòng chống dịch | Có/không | UBND cấp xã | ■ Có đủ kinh phí phòng chống dịch: 0 điểm ■ Có nhưng không đủ: 2 điểm ■ Không có: 3 điểm | |
10 | Sự tiếp cận cơ sở y tế | Thời gian đi từ thôn xa nhất trong xã đến trạm y tế xã | <30 phút 30-60 phút >60 phút | TYT xã | ■ <30 phút: 0 điểm ■ 30-60 phút: 2 điểm ■ >60 phút: 3 điểm |
Hướng dẫn đánh giá nguy cơ bùng phát dịch bạch hầu hiện nay?
Theo quy định tại Phần II Bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ dịch bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 5965/QĐ-BYT năm 2021 có hướng dẫn cụ thể về việc đánh giá nguy cơ bùng phát dịch bạch hầu như sau:
(1) Mục đích của Bộ tiêu chí:
- Dự báo nguy cơ dịch bạch hầu có thể xâm nhập, phát sinh và bùng phát tại địa phương.
- Làm cơ sở xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bạch hầu của địa phương.
(2) Đối tượng, phạm vi áp dụng:
- Đối tượng áp dụng: cấp xã.
- Phạm vi áp dụng: đánh giá nguy cơ dịch bệnh bạch hầu.
(3) Tổ chức đánh giá:
- Cơ quan/đơn vị đánh giá: Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên người tại xã/phường/thị trấn (gọi tắt là xã).
- Thời điểm đánh giá: Việc đánh giá nguy cơ dịch bệnh bạch hầu có thể tiến hành hàng năm (khoảng tháng 9 để xã lập kế hoạch cho năm tiếp theo) hoặc theo quý (theo mùa) hoặc bất kỳ thời điểm nào khi dịch bệnh bạch hầu có nguy cơ xâm nhập và bùng phát tại xã.
(4) Chấm điểm và đánh giá mức độ nguy cơ dịch:
- Bộ tiêu chí này gồm 2 nhóm: nhóm tiêu chí chính (2 tiêu chí) chiếm 70 điểm (mỗi tiêu chí tối đa 35 điểm) và nhóm tiêu chí liên quan (10 tiêu chí) chiếm 30 điểm (mỗi tiêu chí tối đa 3 điểm) trên tổng số 100 điểm.
- Nhóm tiêu chí chính gồm 2 tiêu chí quan trọng nhất (Sự lưu hành của bệnh bạch hầu trên người và Tỷ lệ tiêm chủng trong cộng đồng). Đây là 2 tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp đến sự bùng phát của dịch bệnh bạch hầu tại địa phương.
- Dựa vào các thông tin, số liệu có sẵn hoặc thu thập được từ các nguồn, thực hiện đánh giá cho điểm từng tiêu chí và tính tổng điểm cho địa bàn xã.
Đặc biệt, nguy cơ bùng phát dịch bạch hầu của xã được xác định ở 1 trong 3 mức tương ứng với tổng điểm đánh giá như sau:
- Trên 70 điểm: nguy cơ bùng phát dịch bạch hầu cao;
- Từ 50 - 70 điểm: có nguy cơ bùng phát dịch bạch hầu;
- Dưới 50 điểm: nguy cơ bùng phát dịch bạch hầu thấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?