Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không có phải sẽ do phía cảng hàng không cung cấp không? Cần tuân thủ những nguyên tắc nào trong công tác an ninh hàng không?
Khi thực hiện công tác bảo đảm an ninh hàng không cần tuân thủ những nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc chung đối với an ninh hàng không như sau:
(1) Bảo đảm an ninh hàng không là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước, Chính phủ và ngành hàng không dân dụng Việt Nam nhằm bảo vệ tính mạng của con người, tài sản trong hoạt động hàng không dân dụng; bảo vệ tàu bay và công trình, trang bị, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay; đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội tại các địa bàn hoạt động hàng không dân dụng.
(2) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, biện pháp, quy trình, thủ tục an ninh hàng không được áp dụng phải đảm bảo an ninh tối đa cho mọi hoạt động hàng không dân dụng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng không và phù hợp với các điều ước quốc tế về hàng không dân dụng mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(3) Công tác bảo đảm an ninh hàng không là trách nhiệm của tất cả các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng.
Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không là dịch vụ công ích, do Bộ Giao thông vận tải tổ chức cung cấp.
(4) Các sự cố, hành vi vi phạm quy định về an ninh hàng không phải được phát hiện, ngăn chặn, xử lý, báo cáo kịp thời, đầy đủ và được rút kinh nghiệm, giảng bình để khắc phục những sơ hở, thiếu sót.
(5) Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không có phải sẽ do phía cảng hàng không cung cấp không? (Hình từ Internet)
Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không có phải sẽ do phía cảng hàng không cung cấp không?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định về vị trí, chức năng và tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không như sau:
Vị trí, chức năng và tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không do Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tổ chức để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để thực hiện bảo đảm an ninh hàng không tại cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu nằm ngoài khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 30 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
...
4. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng để rà, phá, xử lý bom, mìn, vũ khí sinh học, hóa học, chất phóng xạ; ngăn chặn dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay; xử lý hành lý, hàng hóa, bưu gửi và các đồ vật khác chứa vật phẩm nguy hiểm.
5. Khi thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền được phép tạm giữ người, kiểm tra, tạm giữ giấy tờ tùy thân đối với người có hành vi uy hiếp an ninh, an toàn hàng không; thu giữ vũ khí, chất nổ, chất cháy và những vật phẩm nguy hiểm khác đưa trái phép vào khu vực hạn chế; cưỡng chế đối với người cản trở hoặc cố tình chống đối.
6. Lập biên bản vụ việc đối với người có hành vi uy hiếp an ninh hàng không, hành khách gây rối; thông báo cho Cảng vụ hàng không liên quan để xử lý hoặc chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật; yêu cầu hãng hàng không từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh theo quy định.
7. Được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Có trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, thiết bị, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ.
8. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
Theo đó, phía cảng hàng không sẽ không cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không mà sẽ do lực lượng kiểm soát an ninh hàng không cung cấp.
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không do Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tổ chức
Các nguồn thu từ dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không sẽ được sử dụng như thế nào?
Căn cứ Điều 34 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc bố trí kinh phí như sau:
Nguyên tắc bố trí kinh phí
Kinh phí cho công tác bảo đảm an ninh hàng không được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành, kinh phí doanh nghiệp, nguồn thu từ dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các nguồn thu từ dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không sẽ được dùng để chi trả cho công tác bảo đảm an ninh hàng không như trả lương cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, các hoạt động tuyên truyền,...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?
- Tổng hợp hệ thống các cấp bậc hàm công an nhân dân và chức danh theo quy định pháp luật mới nhất?
- Thông tư 104/2024 thay thế, bãi bỏ quy định, mẫu biểu liên quan đến kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại các Thông tư liên tịch?
- Mẫu KPI kế toán trưởng? Mẫu đánh giá kế toán trưởng? Tải về Mẫu KPI kế toán trưởng file excel mới nhất?