Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không là gì? Mức giá dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý được tính như thế nào?
Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không là gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định về quy tắc chung đối với an ninh hàng không như sau:
Nguyên tắc chung
...
2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, biện pháp, quy trình, thủ tục an ninh hàng không được áp dụng phải đảm bảo an ninh tối đa cho mọi hoạt động hàng không dân dụng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng không và phù hợp với các điều ước quốc tế về hàng không dân dụng mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Công tác bảo đảm an ninh hàng không là trách nhiệm của tất cả các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng.
Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không là dịch vụ công ích, do Bộ Giao thông vận tải tổ chức cung cấp.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 4 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định về dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không như sau:
Giải thích từ ngữ
....
3. Soi chiếu an ninh hàng không là việc sử dụng trang bị, thiết bị kỹ thuật hoặc biện pháp khác để phát hiện vũ khí, chất nổ hoặc vật phẩm nguy hiểm khác có thể được sử dụng để thực hiện hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
4. Giám sát an ninh hàng không là việc sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp con người, động vật, trang bị, thiết bị kỹ thuật để quản lý, theo dõi nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm về an ninh hàng không.
5. Lục soát an ninh hàng không là việc kiểm tra chi tiết từng đồ vật, vị trí của đối tượng, người bị lục soát nhằm phát hiện, ngăn chặn vũ khí, chất nổ hoặc thiết bị, vật phẩm nguy hiểm khác để loại trừ yếu tố gây uy hiếp an ninh hàng không. Việc lục soát an ninh hàng không do người có thẩm quyền quyết định.
6. Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không là dịch vụ có thu liên quan đến việc thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không, bao gồm: Kiểm soát an ninh hàng không; kiểm tra an ninh hàng không; soi chiếu an ninh hàng không; giám sát an ninh hàng không; lục soát an ninh hàng không; canh gác bảo vệ tàu bay; hộ tống người, phương tiện, đồ vật lưu giữ, di chuyển trong khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay.
...
Theo đó, dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không là dịch vụ công ích, có thu liên quan đến việc thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không, bao gồm:
- Kiểm soát an ninh hàng không; kiểm tra an ninh hàng không;
- Soi chiếu an ninh hàng không; giám sát an ninh hàng không;
- Lục soát an ninh hàng không; canh gác bảo vệ tàu bay;
- Hộ tống người, phương tiện, đồ vật lưu giữ, di chuyển trong khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay.
Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không do Bộ Giao thông vận tải tổ chức cung cấp.
Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không là gì? (Hình từ Internet)
Mức giá dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý được tính như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 53/2019/TT-BGTVT quy định về mức giá dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý như sau:
Mức giá dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không
1. Đối tượng thu tiền sử dụng dịch vụ: đơn vị cung cấp dịch vụ đảm bảo an ninh hàng không.
2. Đối tượng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ: tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ đảm bảo an ninh hàng không.
3. Mức giá dịch vụ bảo đảm an ninh hành khách, hành lý
a) Mức giá dịch vụ
b) Quy định tính giá trong trường hợp đặc biệt: trẻ em từ 2 đến dưới 12 tuổi (tính tại thời điểm khởi hành chặng đầu tiên) thu bằng (=) 50% mức giá quy định tại điểm a khoản này.
c) Nội dung dịch vụ bao gồm: soi chiếu an ninh hành khách, hành lý; an ninh bảo vệ tàu bay; an ninh cho hành khách chậm, nhỡ chuyến; quản lý, giám sát hành khách bị từ chối nhập cảnh lưu lại trong vòng 24h; nhận dạng hành khách, hành lý trước khi lên tàu bay; canh gác, bảo đảm trật tự địa bàn cảng hàng không.
...
Theo đó, mức giá dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý được tính như sau:
- Đối với hành khách, hành lý đi chuyến bay quốc tế thì giá dịch vụ bảo đảm an ninh là 2 USD/hành khách.
- Đối với hành khách, hành lý đi chuyến bay quốcnội thì giá dịch vụ bảo đảm an ninh là 18,181 VNĐ/hành khách.
Trường hợp trẻ em từ 2 đến dưới 12 tuổi (tính tại thời điểm khởi hành chặng đầu tiên) thu bằng (=) 50% mức giá vừa nêu trên.
Nội dung dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý bao gồm:
+ Soi chiếu an ninh hành khách, hành lý;
+ An ninh bảo vệ tàu bay;
+ An ninh cho hành khách chậm, nhỡ chuyến;
+ Quản lý, giám sát hành khách bị từ chối nhập cảnh lưu lại trong vòng 24h;
+ Nhận dạng hành khách, hành lý trước khi lên tàu bay;
+ Canh gác, bảo đảm trật tự địa bàn cảng hàng không.
Không thu tiền sử dụng dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không đối với những đối tượng nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 53/2019/TT-BGTVT thì các đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không gồm:
- Hàng gửi theo đường ngoại giao, hàng viện trợ nhân đạo.
- Hàng hóa, phụ tùng xuất đi phục vụ sửa chữa và vật tư, vật phẩm của các hãng hàng không phục vụ cho chuyến bay (không bao gồm hàng bán miễn thuế trên các chuyến bay).
- Hành khách đi trên các chuyến bay thuộc đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay.
- Hành khách quá cảnh trong vòng 24 giờ (không bao gồm hành khách quá cảnh đi nối chuyến nội địa - quốc tế và ngược lại): chỉ áp dụng trong trường hợp chặng đến và đi từ Việt Nam được xuất trên cùng một vé hành khách và hành lý.
- Thành viên tổ bay (kể cả trường hợp chuyển cảng hàng không).
- Trẻ em dưới 02 tuổi: tính tại thời điểm khởi hành chặng đầu tiên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?