Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp là gì? Phạm vi quyền của đại diện sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp là gì?
Theo Điều 151 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp như sau:
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
1. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm:
a) Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp;
b) Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp;
c) Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.
2. Đại diện sở hữu công nghiệp gồm tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp) và cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp trong tổ chức đó (sau đây gọi là người đại diện sở hữu công nghiệp).
Như vậy, dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp là gì?(hình ảnh lấy từ internet)
Phạm vi quyền của đại diện sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?
Theo Điều 152 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về phạm vi quyền của đại diện sở hữu công nghiệp như sau:
Phạm vi quyền của đại diện sở hữu công nghiệp
1. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp chỉ được thực hiện các dịch vụ trong phạm vi được uỷ quyền và được phép uỷ quyền lại cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác, nếu được sự đồng ý bằng văn bản của người uỷ quyền.
2. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có quyền từ bỏ hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp nếu đã chuyển giao một cách hợp pháp công việc đại diện chưa hoàn tất cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác.
3. Đại diện sở hữu công nghiệp không được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Đồng thời đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp;
b) Rút đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ, tuyên bố từ bỏ sự bảo hộ, rút đơn khiếu nại về việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp nếu không được bên uỷ quyền đại diện cho phép;
c) Lừa dối hoặc ép buộc khách hàng trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Như vậy, tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp chỉ được thực hiện trong phạm vi được ủy quyền và được phép ủy quyền lại cho tổ chức dịch vụ đại diện khác nếu được sự cho phép.
Bên cạnh đó, tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp cũng có quyền từ bỏ hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp nếu đã chuyển giao một cách hợp pháp công việc đại diện chưa hoàn tất cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác.
Đại diện sở hữu công nghiệp không được thực hiện các hoạt động sau đây:
- Cùng đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền;
- Rút đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ, tuyên bố từ bỏ sự bảo hộ, rút đơn khiếu nại mà không được bên uỷ quyền đại diện cho phép;
- Lừa dối hoặc ép buộc khách hàng trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Để kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ vào Điều 154 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và khoản 60 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp như sau:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật có ít nhất một cá nhân có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam không được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Theo đó, kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp cần đáp ứng điều kiện sau:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật có ít nhất một cá nhân có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, trừ trường hợp khác.
- Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam không được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?