Dịch vụ giám sát hàng không dân dụng để làm gì? Các cơ sở cung cấp dịch vụ giám sát hàng không dân dụng sẽ có nhiệm vụ gì?
Dịch vụ giám sát hàng không dân dụng để làm gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Quy định chung
1. Dịch vụ CNS được cung cấp nhằm phục vụ và bảo đảm an toàn, điều hòa, hiệu quả cho hoạt động bay dân dụng.
2. Việc sử dụng các dịch vụ CNS cho hoạt động bay hàng không chung, hoạt động bay của tàu bay công vụ thực hiện trên cơ sở phương án khai thác và quản lý hoạt động bay theo hợp đồng giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ.
Bên cạnh đó tại khoản 35 Điều 4 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Dịch vụ CNS bao gồm dịch vụ liên lạc (không địa, điểm nối điểm), dịch vụ dẫn đường (bay đường dài, tiếp cận, hạ cánh, cất cánh), dịch vụ giám sát (ra đa sơ cấp/thứ Cấp/Mode S, giám sát tự động phụ thuộc).
Theo đó, có thể thấy rằng dịch vụ CNS là các dịch vụ cung cấp về thông tin dẫn đường, giám sát trong hoạt động bay dân dụng hiện nay.
Cụ thể, dịch vụ CNS bao gồm dịch vụ liên lạc (không địa, điểm nối điểm), dịch vụ dẫn đường (bay đường dài, tiếp cận, hạ cánh, cất cánh), dịch vụ giám sát (ra đa sơ cấp/thứ Cấp/Mode S, giám sát tự động phụ thuộc).
Việc sử dụng các dịch vụ CNS cho hoạt động bay hàng không chung, hoạt động bay của tàu bay công vụ thực hiện trên cơ sở phương án khai thác và quản lý hoạt động bay theo hợp đồng giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ.
Như vậy, dịch vụ giám sát hàng không dân dụng để thực hiện những nhiệm vụ như quy định trên.
Giám sát hàng không dân dụng (Hình từ Internet)
Các cơ sở cung cấp dịch vụ giám sát hàng không dân dụng sẽ có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Cơ sở CNS
1. Cơ sở CNS bao gồm các cơ sở cung cấp một hoặc các dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát.
2. Nhiệm vụ của cơ sở CNS được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ sở CNS.
3. Cơ sở CNS phải được cấp giấy phép khai thác trước khi đưa vào hoạt động chính thức.
Theo đó, cơ sở CNS bao gồm các cơ sở cung cấp một hoặc các dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát. Nhiệm vụ của cơ sở CNS được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ sở CNS.
Cơ sở CNS phải được cấp giấy phép khai thác trước khi đưa vào hoạt động chính thức.
Như vậy, nhiệm vụ của các cơ sở cung cấp dịch vụ giám sát hàng không dân dụng được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ sở CNS.
Nhân viên CNS sẽ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 103 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 33 Điều 1 Thông tư 32/2021/TT-BGTVT như sau:
Nhân viên CNS
1. Nhân viên CNS bao gồm:
a) Nhân viên khai thác, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị CNS;
b) Kíp trưởng CNS;
c) Huấn luyện viên CNS.
2. Nhân viên CNS quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này khi thực hiện nhiệm vụ phải có giấy phép và năng định còn hiệu lực.
3. Nhiệm vụ của nhân viên CNS được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ sở CNS.
Theo đó, nhân viên CNS bao gồm: Nhân viên khai thác, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị CNS; Kíp trưởng CNS; Huấn luyện viên CNS.
Nhân viên CNS quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này khi thực hiện nhiệm vụ phải có giấy phép và năng định còn hiệu lực.
Nhiệm vụ của nhân viên CNS được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ sở CNS.
Lưu trữ các tham số cung cấp dịch vụ CNS sẽ thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Ghi, lưu trữ các tham số cung cấp dịch vụ CNS
Cơ sở CNS phải có hệ thống, thiết bị ghi và lưu trữ dữ liệu chính xác, đầy đủ thông tin về các cuộc liên lạc thoại, liên lạc dữ liệu, dữ liệu và hình ảnh của các dịch vụ do mình cung cấp. Thời gian lưu trữ quy định như sau:
1. Tối thiểu là 30 ngày đối với các kênh: liên lạc không - địa bằng thoại và dữ liệu CPDLC; liên lạc trực thoại không lưu (kênh riêng, kênh điện thoại); liên lạc dữ liệu giữa các cơ sở ATS và giữa các cơ sở ATS với các cơ quan khác có liên quan đến hoạt động bay được ấn định trong tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở ATS; liên lạc AFTN và liên lạc AMHS.
2. Tối thiểu là 15 ngày đối với: dữ liệu, hình ảnh nhận được từ các hệ thống PSR, SSR, ADS phục vụ ATS và giám sát hoạt động bay.
3. Trường hợp các cuộc liên lạc, dữ liệu và hình ảnh lưu trữ có liên quan đến việc điều tra tai nạn và sự cố thì thời hạn lưu trữ được kéo dài và do cơ quan điều tra ấn định trước khi hết thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Như vậy, việc lưu trữ các tham số cung cấp dịch vụ CNS sẽ thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?