Dịch vụ hỗ trợ thu hộ chi hộ là gì? Tổ chức muốn cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ chi hộ phải có vốn điều lệ thực góp bao nhiêu?
Dịch vụ hỗ trợ thu hộ chi hộ là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 17 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP có định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
16. Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng cho khách hàng để nạp tiền vào ví điện tử, rút tiền ra khỏi ví điện tử và thực hiện giao dịch thanh toán.
17. Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ là việc tiếp nhận, xử lý dữ liệu điện tử, tính toán kết quả thu hộ, chi hộ, hủy việc thu hộ, chi hộ cho khách hàng có tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng và thực hiện thanh toán cho các bên có liên quan.
18. Dịch vụ cổng thanh toán điện tử là dịch vụ cung ứng hạ tầng kỹ thuật để kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán được thực hiện bằng phương tiện thanh toán giữa khách hàng, đơn vị chấp nhận thanh toán với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính được phép phát hành thẻ tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
...
Theo đó, dịch vụ hỗ trợ thu hộ chi hộ được hiểu là dịch vụ tiếp nhận, xử lý dữ liệu điện tử, tính toán kết quả thu hộ chi hộ, hủy việc thu hộ chi hộ cho khách hàng có tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng và thực hiện thanh toán cho các bên có liên quan.
Dịch vụ hỗ trợ thu hộ chi hộ là gì? Tổ chức muốn cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ chi hộ phải có vốn điều lệ thực góp bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tổ chức muốn cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ chi hộ phải có vốn điều lệ thực góp bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 22 Nghị định 52/2024/NĐ-CP về điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán như sau:
Các dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụ
...
2. Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán:
Tổ chức không phải là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khi đáp ứng đầy đủ và phải đảm bảo duy trì đủ các điều kiện sau đây trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể như sau:
a) Có giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và không đang trong quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản theo quyết định đã được ban hành trong quá trình đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; trường hợp cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, tổ chức phải đảm bảo không kinh doanh ngành nghề khác ngoài hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
b) Có vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu: 50 tỷ đồng đối với dịch vụ ví điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ và dịch vụ cổng thanh toán điện tử; 300 tỷ đồng đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế, dịch vụ bù trừ điện tử; chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn đã góp hoặc vốn được cấp;
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tổ chức muốn cung ứng dịch vụ thu hộ chi hộ phải có vốn điều lệ thực góp 50 tỷ đồng.
Tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ chi hộ phải đảm bảo điều gì trước khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 40/2024/TT-NHNN thì trước khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ phải:
(1) Ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng hợp tác, các bên liên quan phù hợp với nội dung Giấy phép đã được Ngân hàng Nhà nước cấp và quy định tại Thông tư 40/2024/TT-NHNN;
(2) Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 Thông tư 40/2024/TT-NHNN;
(3) Phối hợp với ngân hàng hợp tác xây dựng cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán, tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
- Cơ chế mở và duy trì số dư tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, đảm bảo tách bạch với tài khoản đảm bảo thanh toán của dịch vụ khác và các tài khoản thanh toán khác mở tại ngân hàng hợp tác;
- Mục đích sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ;
- Các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán khác (nếu có) ngoài tài khoản đảm bảo thanh toán;
(4) Có biện pháp thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ để đảm bảo khả năng thanh toán cho đơn vị chấp nhận thanh toán.
Lưu ý: Đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải có tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?