Dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử gồm những hoạt động gì? Hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử gồm những hoạt động gì?
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Hoạt động dịch vụ ứng dụng này có cần phải có chứng chỉ hành nghề không?
- Người hoạt động trong lĩnh vực này có quyền hay nghĩa vụ gì trong hoạt động này không?
Dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử gồm những hoạt động gì?
Tại Điều 68 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử như sau:
- Tư vấn kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
- Đánh giá, định giá, giám định công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân.
- Đào tạo nhân viên bức xạ; đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ.
- Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân.
- Đo liều chiếu xạ cá nhân, đánh giá hoạt độ phóng xạ.
- Kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân.
- Tẩy xạ.
- Thay, đảo nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân.
- Lắp đặt nguồn phóng xạ.
- Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác.
Hoạt động hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử bao gồm những hoạt động nào?
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử cần đáp ứng những điều kiện nào?
Theo Điều 69 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định điều kiện hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử như sau:
- Tổ chức tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật;
+ Có ít nhất hai người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
+ Có cơ sở vật chất – kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động dịch vụ theo nội dung đăng ký.
- Cá nhân hoạt động độc lập trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải có chứng chỉ hành nghề dịch vụ.
- Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải đăng ký hoạt động theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Hoạt động dịch vụ ứng dụng này có cần phải có chứng chỉ hành nghề không?
Căn cứ Điều 70 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử như sau:
- Cá nhân có đủ điều kiện sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử:
+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
+ Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc phù hợp;
+ Đã qua khóa đào tạo dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử tại cơ sở đào tạo.
- Người được cấp chứng chỉ quy định tại Điều này có trách nhiệm thường xuyên cập nhật kiến thức liên quan.
- Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể về cơ sở đào tạo dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử và việc công nhận chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử do tổ chức nước ngoài cấp.
Do đó, nếu anh/chị hoạt động dịch vụ hổ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử thì bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề đối với dịch vụ này.
Người hoạt động trong lĩnh vực này có quyền hay nghĩa vụ gì trong hoạt động này không?
Điều 71 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử như sau:
- Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử có các quyền sau đây:
+ Tiến hành hoạt động đã đăng ký;
+ Yêu cầu người sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc cung ứng dịch vụ;
+ Sử dụng cộng tác viên trong nước và nước ngoài để thực hiện hoạt động dịch vụ;
+ Nhận thù lao từ việc cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận;
+ Yêu cầu người sử dụng dịch vụ bồi thường thiệt hại do lỗi của người sử dụng dịch vụ gây ra cho mình;
+ Hợp tác, liên doanh với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài để tiến hành hoạt động dịch vụ;
+ Tham gia hiệp hội ngành, nghề trong nước, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện việc cung ứng dịch vụ theo đúng nội dung đã đăng ký;
+ Thực hiện hợp đồng dịch vụ đã giao kết;
+ Chịu trách nhiệm với bên sử dụng dịch vụ về kết quả thực hiện dịch vụ của mình;
+ Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho bên sử dụng dịch vụ;
+ Thực hiện nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
+ Thông báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ và cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện có nguy cơ phát sinh sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.
Trên đây là các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khi hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. Anh/chị có thể tham khảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?