Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua tài khoản thanh toán của khách hàng được thực hiện như thế nào?
- Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt gồm các dịch vụ nào?
- Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua tài khoản thanh toán của khách hàng được thực hiện như thế nào?
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phát hiện có nhầm lẫn về chuyển tiền thì tài khoản thanh toán có bị phong tỏa không?
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt gồm các dịch vụ nào?
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt gồm các dịch vụ được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP thì dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua tài khoản thanh toán của khách hàng được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua tài khoản thanh toán của khách hàng được thực hiện như thế nào?
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua tài khoản thanh toán của khách hàng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 101/2012/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP như sau:
Dịch vụ thanh toán
1. Dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng, bao gồm:
a) Cung ứng phương tiện thanh toán;
b) Thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ;
c) Các dịch vụ thanh toán khác.
2. Các dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng được thực hiện:
a) Ngân hàng Nhà nước cung ứng các dịch vụ thanh toán cho các khách hàng mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước;
b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng chính sách cung ứng tất cả các dịch vụ thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Ngân hàng hợp tác xã được cung ứng một số dịch vụ thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
3. Dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng, bao gồm: Dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ.
4. Các dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng được thực hiện:
a) Các ngân hàng được quy định tại khoản 2 Điều này được cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán cho khách hàng;
b) Quỹ tín dụng nhân dân được cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên của mình;
c) Tổ chức tài chính vi mô được cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô;
d) Các tổ chức khác cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua tài khoản thanh toán của khách hàng được thực hiện như sau:
- Ngân hàng Nhà nước cung ứng các dịch vụ thanh toán cho các khách hàng mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước;
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng chính sách cung ứng tất cả các dịch vụ thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này;
- Ngân hàng hợp tác xã được cung ứng một số dịch vụ thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phát hiện có nhầm lẫn về chuyển tiền thì tài khoản thanh toán có bị phong tỏa không?
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phát hiện có nhầm lẫn về chuyển tiền thì tài khoản thanh toán có bị phong tỏa không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5, khoản 6 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP như sau:
Tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán
1. Tài khoản thanh toán được tạm khóa (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản khi chủ tài khoản yêu cầu hoặc theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
2. Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản trong các trường hợp sau:
a) Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót.
d) Khi có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.
3. Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc các tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều này đã được giải quyết.
4. Việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu tránh nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phát hiện có nhầm lẫn về chuyển tiền thì tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản.
Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?