Dịch vụ thực tế ảo (Virtual reality) có được khuyến khích phát triển hay không? Dịch vụ này có thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển?

Cho tôi hỏi Nhà nước có ưu ái cho dịch vụ thực tế ảo (Virtual reality) có được khuyến khích phát triển hay không? Bên cạnh đó dịch vụ thực tế ảo (Virtual reality) có thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển hay không? Xin cảm ơn, câu hỏi của anh T.A (Hà Nội).

Dịch vụ thực tế ảo (Virtual reality) có thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển hay không?

Căn cứ theo Phụ lục II danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được ban hành kèm theo Quyết định 38/2020/QĐ-TTg như sau:

1. Hệ thống, thiết bị, phần mềm, phân tích nhận dạng, dự báo, điều khiển dựa trên trí tuệ nhân tạo.
2. Thiết bị, mô-đun, phần mềm, nền tảng, giải pháp tích hợp loT và dịch vụ nền tảng IoT.
3. Thiết bị, phần mềm, giải pháp, dịch vụ công nghệ chuỗi khối (Blockchain).
4. Thiết bị, phần mềm, giải pháp, dịch vụ ảo hóa, dịch vụ tích hợp hệ thống, điện toán đám mây, điện toán biên, điện toán sương mù.
5. Thiết bị, phần mềm, giải pháp, dịch vụ đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin tiên tiến.
6. Thẻ thông minh, đầu đọc thẻ thông minh.
7. Thiết bị, phần mềm, giải pháp, dịch vụ thực tại ảo (Virtual reality), thực tại tăng cường (Augmented reality) và thực tại trộn (Mixed reality).
8. Mô hình thông tin công trình (Building Information Model-BIM).
9. Phần mềm xử lý, cơ sở dữ liệu thông tin Y-Sinh.
10. Dịch vụ thiết kế, tích hợp và tối ưu hóa các mạng lưới và hệ thống viễn thông trong hạ tầng viễn thông quốc gia,
11. Dịch vụ tư vấn, thiết kế và cho thuê hệ thống công nghệ thông tin.
12. Dịch vụ tích hợp và quản trị hệ thống công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin.
13. Dịch vụ BPO, KPO, ITO điện tử; dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; dịch vụ tạo lập nội dung số tự động.
14. Phần mềm, thiết bị, giải pháp, dịch vụ kiểm thử phần mềm tự động.
15. Vệ tinh, vệ tinh nhỏ, vệ tinh siêu nhỏ và thiết bị vệ tinh; thiết bị và trạm thu phát đầu cuối của vệ tinh; thiết bị bay; hệ thống điều khiển thiết bị bay.
16. Hệ thống, thiết bị định vị toàn cầu.
17. Thiết bị, mô-đun, phần mềm mạng thế hệ sau (4G, 5G, 6G, NG-PON, SDN/NFV, SD-RAN, SD-WAN, LPWAN, io-Link wireless. Network slicing, mạng truyền tải quang thế hệ mới).
18. Thiết bị, phần mềm, giải pháp vô tuyến nhận thức (Cognitive radio).
19. Thiết bị, mô-đun, phần mềm mã hóa, giải mã tín hiệu thế hệ mới (H.265/HEVC, H.266/VVC); thiết bị đóng gói và truyền tín hiệu trên nền tảng Internet, qua mạng viễn thông thế hệ sau (4G, 5G, 6G); hệ thống, thiết bị truyền hình lai ghép (HbbTV), truyền hình tương tác.
20. Bản thiết kế vi mạch và lõi IP.

Như vậy, theo quy định của phụ lục trên thì dịch vụ thực tế ảo (Virtual reality) hay là "dịch vụ thực tại ảo" sẽ thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển.

>>> Xem chi tiết: DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CAO ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN. Tải về <<<

Dịch vụ thực tế ảo (Virtual reality) có được khuyến khích phát triển hay không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật Công nghệ cao 2008, quy định về sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển như sau:

Sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển
1. Sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển là sản phẩm công nghệ cao được tạo ra từ công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm;
b) Có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế - xã hội lớn;
c) Có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu;
d) Góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo đó, sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển là sản phẩm công nghệ cao được tạo ra từ công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Thế nên, như đã xác định ở phần 1 thì Dịch vụ thực tế ảo (Virtual reality) là sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và cần phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây thì sẽ được Nhà nước khuyến khích phát triển:

Điều kiện 1) Có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm;

Điều kiện 2) Có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế - xã hội lớn;

Điều kiện 3) Có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu;

Điều kiện 4) Góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.

Dịch vụ thực tế ảo

Dịch vụ thực tế ảo (Virtual reality) có được khuyển khích phát triển hay không? Dịch vụ này có thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển? (Hình từ Internet)

Việc tăng cường hợp tác quốc tế về công nghệ cao được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Luật Công nghệ cao 2008, việc tăng cường hợp tác quốc tế về công nghệ cao được thực hiện theo quy định như sau:

- Mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ cao, đặc biệt là với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tập đoàn kinh tế đa quốc gia, tập đoàn kinh tế nước ngoài có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến trên nguyên tắc phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia các chương trình, dự án hợp tác quốc tế, hội, hiệp hội quốc tế và tổ chức khác về công nghệ cao; thu hút tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện hoạt động công nghệ cao tại Việt Nam.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nhân lực công nghệ cao, ưu tiên hợp tác đào tạo sinh viên ngành kỹ thuật công nghệ cao tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề tiên tiến khu vực và thế giới; thu hút, sử dụng có hiệu quả người có trình độ cao, lực lượng trẻ tài năng hợp tác nghiên cứu, giảng dạy, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.

- Thực hiện lộ trình hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam nhằm nâng cao năng lực làm chủ và sáng tạo công nghệ cao của tổ chức nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp trong nước.

Dịch vụ thực tế ảo
Sản phẩm công nghệ cao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tải về danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển mới nhất hiện nay theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Công nghệ chuỗi khối là gì? Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực chuỗi khối được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tải về danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Sản phẩm công nghệ cao có chất lượng thế nào? Việc sản xuất sản phẩm công nghệ cao được quy định ra sao?
Pháp luật
Công nghệ Blockchain là gì? Mục tiêu quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ blockchain theo Quyết định 1236?
Pháp luật
Dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao để sản xuất sản phẩm công nghệ cao cần đáp ứng tiêu chí gì? Doanh nghiệp chế xuất trong khu công nghệ cao là gì?
Pháp luật
Mẫu Bản thuyết minh doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao là mẫu nào?
Pháp luật
Dịch vụ thực tế ảo (Virtual reality) có được khuyến khích phát triển hay không? Dịch vụ này có thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển?
Pháp luật
Danh mục sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển là danh mục nào? Sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển nhưng phải đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Thẻ thông minh, đầu đọc thẻ thông minh là sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ thực tế ảo
694 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ thực tế ảo Sản phẩm công nghệ cao

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ thực tế ảo Xem toàn bộ văn bản về Sản phẩm công nghệ cao

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào