Dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT là gì? Việc cung ứng dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT phải thực hiện theo các yêu cầu cơ bản nào?
Dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT là gì?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư 05/2019/TT-BGTVT, có quy định như sau:
Dịch vụ công ích thông tin duyên hải là dịch vụ do Hệ thống thông tin duyên hải cung ứng, bao gồm:
a) Dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT: là dịch vụ trực canh tiếp nhận các báo động cấp cứu INMARSAT từ phương tiện bị nạn, sau đó xử lý, chuyển tiếp các thông tin phục vụ tìm kiếm, cứu nạn tới các cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn; đồng thời hỗ trợ kết nối thông tin trong quá trình tìm kiếm, cứu nạn giữa các đơn vị trên bờ với các phương tiện bị nạn và với các phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn khác;
b) Dịch vụ trực canh cấp cứu COSPAS-SARSAT: là dịch vụ trực canh tiếp nhận các báo động cấp cứu COSPAS-SARSAT từ các phương tiện bị nạn, sau đó xử lý, chuyển tiếp các thông tin phục vụ tìm kiếm, cứu nạn tới các cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn và hỗ trợ kết nối thông tin trong quá trình tìm kiếm, cứu nạn giữa các đơn vị trên bờ với các phương tiện bị nạn và với các phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn khác;
c) Dịch vụ trực canh cấp cứu DSC: là dịch vụ trực canh tiếp nhận các báo động cấp cứu DSC từ phương tiện bị nạn, sau đó xử lý, chuyển tiếp tới cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn và hỗ trợ kết nối thông tin trong quá trình tìm kiếm, cứu nạn giữa các đơn vị trên bờ với các phương tiện bị nạn và các phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn khác;
d) Dịch vụ trực canh cấp cứu RTP: là dịch vụ trực canh tiếp nhận các cuộc gọi cấp cứu qua phương thức thoại trên kênh 16 VHF từ phương tiện bị nạn, sau đó xử lý, chuyển tiếp tới cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn và hỗ trợ kết nối thông tin trong quá trình tìm kiếm, cứu nạn giữa các đơn vị trên bờ với các phương tiện bị nạn và các phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn khác;
đ) Dịch vụ phát MSI RTP: là dịch vụ phát quảng bá các thông tin an toàn hàng hải qua phương thức thoại trên kênh 16 VHF;
e) Dịch vụ phát MSI NAVTEX: là dịch vụ phát quảng bá các thông tin an toàn hàng hải qua phương thức in trực tiếp băng hẹp trên các tần số 518kHz, 490 kHz và 4209,5 kHz;
g) Dịch vụ phát MSI EGC: là dịch vụ phát quảng bá các thông tin an toàn hàng hải EGC qua hệ thống INMARSAT C;
h) Dịch vụ thông tin LRIT: là dịch vụ cung cấp thông tin LRIT của tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam và tàu thuyền mang cờ quốc tịch nước ngoài theo Công ước SOLAS;
i) Dịch vụ kết nối thông tin ngành hàng hải: là dịch vụ vận hành mạng công nghệ thông tin nội bộ (gọi tắt là mạng intranet hàng hải) nhằm kết nối, chia sẻ thông tin chuyên ngành hàng hải do Đài trung tâm xử lý thông tin hàng hải Hà Nội cung cấp.
Như vậy, theo quy định trên thì dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT là dịch vụ trực canh tiếp nhận các báo động cấp cứu INMARSAT từ phương tiện bị nạn, sau đó xử lý, chuyển tiếp các thông tin phục vụ tìm kiếm, cứu nạn tới các cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn; đồng thời hỗ trợ kết nối thông tin trong quá trình tìm kiếm, cứu nạn giữa các đơn vị trên bờ với các phương tiện bị nạn và với các phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn khác.
Dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT (Hình từ Internet)
Việc cung ứng dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT phải thực hiện theo các yêu cầu cơ bản nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 05/2019/TT-BGTVT, có quy định về các yêu cầu về cung ứng dịch vụ công ích thông tin duyên hải như sau:
Các yêu cầu về cung ứng dịch vụ công ích thông tin duyên hải
Việc cung ứng dịch vụ công ích thông tin duyên hải thực hiện theo các yêu cầu cơ bản của các tiêu chuẩn kỹ thuật, cụ thể như sau:
1. Đối với dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT:
a) Việc cung ứng dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT theo các yêu cầu về: Vùng dịch vụ; Thời gian trực canh; Ngôn ngữ trực canh; Độ khả dụng dịch vụ; Tỷ lệ báo động cấp cứu được xử lý thành công Thời gian chuyển tiếp thông tin phục vụ tìm kiếm cứu nạn tới phương tiện bị nạn; Phương thức trực canh; Phương thức liên lạc giữa phương tiện bị nạn với các đơn vị trên bờ,
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc cung ứng dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT theo các yêu cầu sau:
- Vùng dịch vụ;
- Thời gian trực canh;
- Ngôn ngữ trực canh;
- Độ khả dụng dịch vụ;
- Tỷ lệ báo động cấp cứu được xử lý thành công Thời gian chuyển tiếp thông tin phục vụ tìm kiếm cứu nạn tới phương tiện bị nạn;
- Phương thức trực canh;
- Phương thức liên lạc giữa phương tiện bị nạn với các đơn vị trên bờ.
Thời gian lưu trữ dữ liệu các sự kiện báo động cấp cứu INMARSAT là bao lâu?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 05/2019/TT-BGTVT, có quy định về các yêu cầu về cung ứng dịch vụ công ích thông tin duyên hải như sau:
Các yêu cầu về cung ứng dịch vụ công ích thông tin duyên hải
…
1. Đối với dịch vụ trực canh cấp cứu INMARSAT:
…
b) Dữ liệu các sự kiện báo động cấp cứu INMARSAT (dữ liệu các báo động cấp cứu và quá trình xử lý các báo động cấp cứu) do Đài Thông tin vệ tinh mặt đất INMARSAT Hải Phòng thu được phải được lưu trữ để giám sát, nghiệm thu dịch vụ công ích thông tin duyên hải. Việc lưu trữ theo các yêu cầu về:
Phương thức lưu trữ: Lưu trữ dữ liệu trên máy tính và lưu trữ hồ sơ giấy.
Thời gian lưu trữ: Tối thiểu 01 năm.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian lưu trữ dữ liệu các sự kiện báo động cấp cứu INMARSAT tối thiểu là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?