Điểm khác biệt cơ bản giữa người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng là gì theo quy định pháp luật?
Điểm khác biệt cơ bản giữa người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
...
Và, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 quy định dạng tật và mức độ khuyết tật như sau:
Dạng tật và mức độ khuyết tật
...
2. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
...
Như vậy, người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Theo đó, có 3 mức độ khuyết tật là khuyết tật đặc biệt nặng, khuyết tật nặng và người khuyết tật nhẹ.
Điểm khác biệt cơ bản giữa người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng là người khuyết tật đặc biệt nặng không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày còn người khuyết tật nặng chỉ không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
Điểm khác biệt cơ bản giữa người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng là gì theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet).
Giao kết hợp đồng lao động với người khuyết tật phải thông qua người đại diện trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động như sau:
Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
...
Theo quy định trên, người khuyết tật có thể trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động
Trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Như vậy, giao kết hợp đồng lao động với người khuyết tật phải thông qua người đại diện trong trường hợp công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên.
Người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng mức trợ cấp xã hội hàng tháng là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng:
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng
1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
...
e) Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
...
Và, theo quy định tại tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định mức chuẩn trợ cấp xã hội như sau:
Mức chuẩn trợ giúp xã hội
...
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
...
Như vậy, theo các quy định nêu trên, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật được hưởng trợ cấp hàng tháng như sau:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng
Mức trợ cấp = Hệ số x Mức chuẩn trợ giúp xã hội = 2.0 x 360.000 đồng = 720.000 đồng
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, trẻ em
Mức trợ cấp = Hệ số x Mức chuẩn trợ giúp xã hội = 2.5 x 360.000 đồng = 900.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?