Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ là gì? Xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ dựa trên các tiêu chí nào?

Ai có trách nhiệm xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đối với hệ thống quốc lộ? Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ là gì? Xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ dựa trên các tiêu chí nào? Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Thanh Ngọc - Long Thành.

Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ là gì?

Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT giải thích như sau:

Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ là nơi mà tại đó có thể xảy ra tai nạn giao thông.

Theo đó, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ là nơi mà tại đó có thể xảy ra tai nạn giao thông.

Xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ dựa trên các tiêu chí nào?

Tại Điều 5 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định cụ thể:

Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông
Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông là hiện trạng công trình đường bộ, hiện trạng khu vực và tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (12 tháng), thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Hiện trạng công trình đường bộ, hiện trạng tổ chức giao thông và xung quanh vị trí có yếu tố gây mất an toàn giao thông;
2. Xảy ra 05 vụ va chạm trở lên hoặc có ít nhất 01 vụ tai nạn nhưng chỉ có người bị thương.

Theo đó, tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông là hiện trạng công trình đường bộ, hiện trạng khu vực và tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (12 tháng), thuộc một trong các trường hợp sau:

- Hiện trạng công trình đường bộ, hiện trạng tổ chức giao thông và xung quanh vị trí có yếu tố gây mất an toàn giao thông;

- Xảy ra 05 vụ va chạm trở lên hoặc có ít nhất 01 vụ tai nạn nhưng chỉ có người bị thương.

Hồ sơ điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ bao gồm những hồ sơ gì?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:

Hồ sơ điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông
Hồ sơ điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông gồm:
1. Hồ sơ các vụ va chạm giao thông được lưu giữ tại tổ chức quản lý đường bộ hoặc do cơ quan công an cung cấp.
2. Bảng thống kê va chạm, tai nạn giao thông có ghi lý trình, số vụ va chạm, tai nạn, thiệt hại; đánh giá nguyên nhân kèm kiến nghị sơ bộ giải pháp khắc phục.
3. Sơ đồ hiện trạng công trình đường bộ, tổ chức giao thông, ảnh chụp khu vực và các tài liệu liên quan.

Như vậy, hồ sơ điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ gồm:

- Hồ sơ các vụ va chạm giao thông được lưu giữ tại tổ chức quản lý đường bộ hoặc do cơ quan công an cung cấp.

- Bảng thống kê va chạm, tai nạn giao thông có ghi lý trình, số vụ va chạm, tai nạn, thiệt hại; đánh giá nguyên nhân kèm kiến nghị sơ bộ giải pháp khắc phục.

- Sơ đồ hiện trạng công trình đường bộ, tổ chức giao thông, ảnh chụp khu vực và các tài liệu liên quan.Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ

Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ (Hình từ Internet)

Ai có trách nhiệm xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đối với hệ thống quốc lộ?

Theo Điều 17 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định cụ thể:

Trách nhiệm xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đối với hệ thống quốc lộ
1. Tổ chức quản lý đường bộ thực hiện quy định tại Điều 9 và Điều 16 của Thông tư này.
2. Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên quốc lộ được giao quản lý) thực hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư này.
3. Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.
4. Đối với đường BOT
a) Nhà đầu tư thực hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư này.
b) Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đôn đốc nhà đầu tư thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 và khoản 2 Điều 16 của Thông tư này.
5. Đối với các điểm đen trên đường bộ đang khai thác có dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp, tổ chức quản lý đường bộ bàn giao hồ sơ điểm đen cho chủ đầu tư để xem xét xử lý trong dự án. Trường hợp dự án chưa triển khai, cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện các biện pháp xử lý tạm thời để đảm bảo an toàn giao thông.
6. Trường hợp nguyên nhân gây tai nạn giao thông không liên quan đến cầu đường, Cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Thông tư này.

- Tổ chức quản lý đường bộ thực hiện quy định tại Điều 9 và Điều 16 của Thông tư này.

- Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên quốc lộ được giao quản lý) thực hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư này.

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.

- Đối với đường BOT:

+ Nhà đầu tư thực hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư này.

+ Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đôn đốc nhà đầu tư thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 và khoản 2 Điều 16 của Thông tư này.

- Trường hợp nguyên nhân gây tai nạn giao thông không liên quan đến cầu đường, Cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Thông tư này.

Tai nạn giao thông đường bộ Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Tai nạn giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm dân sự-hình sự khi gây tai nạn giao thông đường bộ?
Pháp luật
Hướng dẫn CSGT giám định chuyên môn, định giá thiệt hại tài sản theo Thông tư 72 như thế nào?
Pháp luật
Thời hạn điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 là bao lâu?
Pháp luật
Xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường bộ từ ngày 1/1/2025 theo Thông tư 72/2024 như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn cán bộ Cảnh sát giao thông giải quyết ban đầu khi có vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn CSGT ghi lời khai những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn khám nghiệm phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ từ 1/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu số 03 TNĐB Biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu khi có tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
Pháp luật
Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
Pháp luật
Giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo thủ tục hành chính từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
Nội dung điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông đường bộ từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn giao thông đường bộ
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
3,641 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào