Diện tích khu vực biển giao cho cá nhân được quyết định đối với từng trường hợp cụ thể dựa trên cơ sở yếu tố nào?
Giao khu vực biển được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 11/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giao khu vực biển là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho tổ chức, cá nhân được phép sử dụng một hoặc nhiều khu vực biển nhất định (sau đây gọi là khu vực biển) trong khoảng thời gian xác định để thực hiện hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển.
Theo đó, giao khu vực biển được hiểu là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho tổ chức, cá nhân được phép sử dụng một hoặc nhiều khu vực biển nhất định (sau đây gọi là khu vực biển) trong khoảng thời gian xác định để thực hiện hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển.
Khu vực biển (Hình từ Internet)
Diện tích khu vực biển giao cho cá nhân được quyết định đối với từng trường hợp cụ thể dựa trên cơ sở yếu tố nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 11/2021/NĐ-CP quy định ranh giới diện tích khu vực biển như sau:
Ranh giới, diện tích khu vực biển
1. Ranh giới khu vực biển được xác định bởi đường khép kín bao gồm các đoạn thẳng nối các điểm khép góc có tọa độ cụ thể và được thể hiện trên nền bản đồ địa hình đáy biển do Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản với tỷ lệ thích hợp.
2. Diện tích khu vực biển giao cho tổ chức, cá nhân được xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở các yếu tố sau:
a) Nhu cầu sử dụng khu vực biển của tổ chức, cá nhân được thể hiện trong đơn đề nghị giao khu vực biển, dự án đầu tư;
b) Diện tích để khai thác, sử dụng tài nguyên biển theo văn bản cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ đề nghị giao khu vực biển của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Hành lang an toàn của các công trình, thiết bị (nếu có) theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định, công bố đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm, đường ranh giới ngoài của vùng biển 03 hải lý, vùng biển 06 hải lý của đất liền và đảo có diện tích lớn nhất thuộc các huyện đảo.
Theo đó, diện tích khu vực biển giao cho cá nhân được quyết định đối với từng trường hợp cụ thể dựa trên cơ sở yếu tố sau đây:
- Nhu cầu sử dụng khu vực biển của tổ chức, cá nhân được thể hiện trong đơn đề nghị giao khu vực biển, dự án đầu tư;
- Diện tích để khai thác, sử dụng tài nguyên biển theo văn bản cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ đề nghị giao khu vực biển của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Hành lang an toàn của các công trình, thiết bị (nếu có) theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Giao khu vực biển cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 11/2021/NĐ-CP quy định nguyên tắc giao khu vực biển như sau:
Nguyên tắc giao khu vực biển
1. Đảm bảo quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia trên biển và phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.
2. Đảm bảo phù hợp với quy luật tự nhiên và chức năng sử dụng của khu vực biển theo phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên biển dựa trên tiếp cận hệ sinh thái; đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học biển và hải đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
3. Đảm bảo phù hợp với Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
4. Đảm bảo lợi ích của tổ chức, cá nhân được tiến hành hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển hợp pháp; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
5. Trong một vùng biển có thể giao cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc nhiều mục đích sử dụng nhưng không được mâu thuẫn với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác đang được phép tiến hành.
Theo đó, giao khu vực biển cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
- Đảm bảo quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia trên biển và phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.
- Đảm bảo phù hợp với quy luật tự nhiên và chức năng sử dụng của khu vực biển theo phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên biển dựa trên tiếp cận hệ sinh thái; đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học biển và hải đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- Đảm bảo phù hợp với Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
- Đảm bảo lợi ích của tổ chức, cá nhân được tiến hành hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển hợp pháp; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
- Trong một vùng biển có thể giao cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc nhiều mục đích sử dụng nhưng không được mâu thuẫn với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác đang được phép tiến hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?