Diện tích nhiễm sinh vật gây hại trên cây lương thực là gì? Công thức tính diện tích nhiễm như thế nào?
Diện tích nhiễm sinh vật gây hại trên cây lương thực là gì? Căn cứ để tính diện tích nhiễm sinh vật gây hại?
Diện tích nhiễm sinh vật gây hại trên cây lương thực được định nghĩa tại tiểu mục 2.18 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13268-1:2021 về Bảo vệ thực vật - Phương pháp điều tra sinh vật gây hại - Phần 1: Nhóm cây lương thực như sau:
2.18
Diện tích nhiễm sinh vật gây hại (Pest infested area)
Diện tích cây lương thực bị nhiễm sinh vật hại có mật độ hoặc tỷ lệ đạt từ 50 % trở lên theo mức quy định của tiêu chuẩn này về mật độ, tỷ lệ bị nhiễm sinh vật hại để thống kê diện tích.
Theo đó, diện tích nhiễm sinh vật gây hại (Pest infested area) được hiểu là diện tích cây lương thực bị nhiễm sinh vật hại có mật độ hoặc tỷ lệ đạt từ 50 % trở lên theo mức quy định của tiêu chuẩn này về mật độ, tỷ lệ bị nhiễm sinh vật hại để thống kê diện tích.
Căn cứ để tính diện tích nhiễm sinh vật gây hại trên cây lương thực được quy định tiết 5.6.1 tiểu mục 5.6 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13268-1:2021 về Bảo vệ thực vật - Phương pháp điều tra sinh vật gây hại - Phần 1: Nhóm cây lương thực như sau:
+ Diện tích cây trồng theo từng yếu tố điều tra chính và tổng diện tích cây trồng đó;
+ Số liệu điều tra của từng yếu tố điều tra trên từng điểm điều tra;
+ Giá trị ngưỡng mật độ sâu, tỷ lệ bệnh, tỷ lệ hại cho từng sinh vật gây hại quy định tại Phụ lục C (gọi tắt là ngưỡng thống kê).
Diện tích nhiễm sinh vật gây hại trên cây lương thực là gì? Công thức tính diện tích nhiễm như thế nào? (Hình từ Internet)
Diện tích nhiễm sinh vật gây hại trên cây lương thực được chia thành bao nhiêu mức nhiễm?
Diện tích nhiễm sinh vật gây hại trên cây lương thực được chia thành 03 mức nhiễm được quy định tiết 5.6.2 tiểu mục 5.6 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13268-1:2021 về Bảo vệ thực vật - Phương pháp điều tra sinh vật gây hại - Phần 1: Nhóm cây lương thực như sau:
5.6 Diện tích nhiễm sinh vật gây hại
...
5.6.2 Phân mức diện tích nhiễm
Diện tích nhiễm sinh vật gây hại được chia thành 3 mức nhiễm;
+ Nhiễm nhẹ: Là diện tích cây lương thực có mật độ sinh vật gây hại, tỷ lệ bệnh, tỷ lệ hại từ 50 % đến 100 % giá trị ngưỡng thống kê.
+ Nhiễm trung bình: Là diện tích cây lương thực có mật độ sinh vật gây hại, tỷ lệ bệnh, tỷ lệ hại > 100 % đến 200 % giá trị ngưỡng thống kê.
+ Nhiễm nặng: Là diện tích cây lương thực có mật độ sinh vật gây hại, tỷ lệ bệnh, tỷ lệ hại > 200 % giá trị ngưỡng thống kê.
...
Như vậy, diện tích nhiễm sinh vật gây hại trên cây lương thực được chia thành 03 mức nhiễm:
+ Nhiễm nhẹ: Là diện tích cây lương thực có mật độ sinh vật gây hại, tỷ lệ bệnh, tỷ lệ hại từ 50 % đến 100 % giá trị ngưỡng thống kê.
+ Nhiễm trung bình: Là diện tích cây lương thực có mật độ sinh vật gây hại, tỷ lệ bệnh, tỷ lệ hại > 100 % đến 200 % giá trị ngưỡng thống kê.
+ Nhiễm nặng: Là diện tích cây lương thực có mật độ sinh vật gây hại, tỷ lệ bệnh, tỷ lệ hại > 200 % giá trị ngưỡng thống kê.
Công thức tính diện tích nhiễm sinh vật gây hại trên cây lương thực như thế nào?
Công thức tính diện tích nhiễm sinh vật gây hại trên cây lương thực quy định tại Phụ lục A đính kèm Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13268-1:2021 về Bảo vệ thực vật - Phương pháp điều tra sinh vật gây hại - Phần 1: Nhóm cây lương thực như sau:
(1) Chỉ tiêu theo dõi
- Đối với sâu hại
+ Mật độ sâu (con/m2);
+ Tỷ lệ pha phát dục của sâu (%):
+ Tuổi sâu phổ biến;
+ Tỷ lệ, chỉ số cây, lá, hoa, quả bị hại (%);
- Đối với bệnh hại
+ Tỷ lệ, chỉ số cây, lá, hoa, quả bị bệnh (%);
+ Cấp bệnh phổ biến.
(2) Công thức tính một số chỉ tiêu cần theo dõi
Mật độ sinh vật gây hại (con/m2) (áp dụng chung với ổ, quả trứng) = Tổng số sinh vật gây hại điều tra / Tổng số m2 điều tra |
Quy đổi mật độ sinh vật gây hại từ khung ra m2 = Số sinh vật gây hại điều tra được/khung x 5 |
Quy đổi mật độ sinh vật gây hại từ vợt điều tra ra m2 (con/m2) = 1 vợt = 1m2 |
Tỷ lệ pha phát dục (%) = (Tổng số sâu ở từng pha / Tổng số sâu điều tra) x 100 |
Chỉ số hại/Chỉ số bệnh (%) = ((((N1 x 1) + (N3 x 3)) +...+ (Nn x n)) / (N x 9)) x 100 |
Trong đó:
N1 là số cây, lá bị bệnh ở cấp 1
N3 là số cây, lá bị bệnh ở cấp 3
Nn là số cây, lá bị bệnh ở cấp n.
N là tổng cây, số lá điều tra.
9 là cấp bệnh cao nhất trong thang phân cấp.
Diện tích nhiễm sinh vật gây hại Xi (ha) = ((N1 x S1) + ... (Nn x Sn)) / 10 |
Trong đó:
Xi (ha): Diện tích nhiễm sinh vật gây hại ở mức i
N1: Số điểm nhiễm sinh vật gây hại của yếu tố thứ 1
S1: Diện tích cây trồng của yếu tố thứ 1
Nn: Số điểm nhiễm sinh vật gây hại của yếu tố thứ n
Sn: Diện tích cây trồng của yếu tố thứ n
10: Số điểm điều tra của 1 yếu tố
Mức i: Nhiễm nhẹ, trung bình, nặng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?