Điện toán đám mây là gì? Dịch vụ điện toán đám mây cung cấp tính năng nào cho người sử dụng mạng viễn thông?
- Điện toán đám mây là gì? Dịch vụ điện toán đám mây cung cấp tính năng nào cho người sử dụng mạng viễn thông?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây có bị giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không?
- Nhà nước có những chính sách nào cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây?
Điện toán đám mây là gì? Dịch vụ điện toán đám mây cung cấp tính năng nào cho người sử dụng mạng viễn thông?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác.
...
10. Điện toán đám mây là mô hình cho phép sử dụng linh hoạt, có thể điều chỉnh, quản trị theo nhu cầu các tài nguyên điện toán dùng chung gồm mạng, máy chủ, thiết bị lưu trữ, ứng dụng.
11. Dịch vụ điện toán đám mây là dịch vụ viễn thông cung cấp tính năng xử lý, lưu trữ và truy xuất thông tin cho người sử dụng qua mạng viễn thông thông qua điện toán đám mây.
...
Như vậy, theo quy định trên, điện toán đám mây là mô hình cho phép sử dụng linh hoạt, có thể điều chỉnh, quản trị theo nhu cầu các tài nguyên điện toán dùng chung gồm mạng, máy chủ, thiết bị lưu trữ, ứng dụng.
Theo đó, dịch vụ điện toán đám mây là dịch vụ viễn thông cung cấp tính năng xử lý, lưu trữ và truy xuất thông tin cho người sử dụng qua mạng viễn thông thông qua điện toán đám mây.
Điện toán đám mây là gì? Dịch vụ điện toán đám mây cung cấp tính năng nào cho người sử dụng mạng viễn thông? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây có bị giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:
Cung cấp và sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây có các quyền sau đây:
a) Đầu tư kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỷ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;
b) Các quyền quy định tại các điểm a, b, đ, e và g khoản 1 Điều 13, khoản 3 Điều 40, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 64 của Luật này;
c) Không phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin của người sử dụng dịch vụ trong quá trình xử lý, lưu trữ và truy xuất thông tin, trừ trường hợp luật khác có quy định.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện việc đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định tại Điều 41 của Luật này;
b) Tuân thủ pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân và quy định khác của pháp luật có liên quan;
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây được quyền đầu tư kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây mà không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỷ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Nhà nước có những chính sách nào cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Viễn thông 2023, Nhà nước có những chính sách sau đây:
(1) Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông để phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng phổ cập, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây theo hướng bền vững, hiện đại;
Hình thành hạ tầng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.
(2) Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông.
(3) Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phân định rõ hoạt động viễn thông công ích và kinh doanh viễn thông.
(4) Thúc đẩy việc ứng dụng Internet trong lĩnh vực hành chính, giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học và lĩnh vực khác.
(5) Nghiên cứu, phát triển các công nghệ, tiêu chuẩn, ứng dụng về Internet thế hệ mới, công nghệ vệ tinh tầm thấp, công nghệ mạng viễn thông thế hệ tiếp theo.
(6) Đầu tư xây dựng, hiện đại hóa mạng viễn thông dùng riêng phục vụ hoạt động quốc phòng, an ninh, hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
(7) Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực viễn thông đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác, kinh doanh hiệu quả cơ sở hạ tầng viễn thông.
(8) Tăng cường hợp tác quốc tế về viễn thông trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?