Diễn viên hạng 3 hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh cần có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?
- Diễn viên hạng 3 hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh cần có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với diễn viên hạng 3 hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh như thế nào?
- Diễn viên hạng 4 muốn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng 3 cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Diễn viên hạng 3 hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh cần có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL, được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 2974/QĐ-BVHTTDL năm 2022 quy định như sau:
Diễn viên hạng III - Mã số: V.10.03.10
1. Nhiệm vụ:
a) Đảm nhiệm vai diễn được phân công;
b) Tìm hiểu nội dung kịch bản, nghiên cứu nhân vật được phân công, đảm nhiệm dưới sự chỉ dẫn của đạo diễn, biên đạo, huấn luyện múa, chỉ huy âm nhạc thể hiện ngôn ngữ nghệ thuật có sáng tạo;
c) Thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ trong luyện tập, sơ duyệt, tổng duyệt và biểu diễn;
d) Thâm nhập thực tế cuộc sống để nâng cao kiến thức, thể hiện chân thực vai diễn, tiết mục.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức diễn viên.
...
Tại điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL quy định thì Diễn viên hạng III có Mã số: V.10.04.14 thuộc nhóm chức danh diễn viên, là một trong những viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh.
Theo đó, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với diễn viên hạng 3 như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm.
Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức diễn viên.
Diễn viên hạng 3 hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với diễn viên hạng 3 hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL, được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 2974/QĐ-BVHTTDL năm 2022 quy định như sau:
Diễn viên hạng III - Mã số: V.10.03.10
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Có năng khiếu về lĩnh vực chuyên ngành;
c) Nắm được kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, đặc trưng cơ bản của các môn nghệ thuật kết hợp, kiến thức cơ bản về các môn khoa học kỹ thuật có liên quan;
d) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
...
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với diễn viên hạng 3 hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh được quy định cụ thể trên.
Diễn viên hạng 4 muốn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng 3 cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 10 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL, được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 2974/QĐ-BVHTTDL năm 2022 quy định như sau:
Diễn viên hạng III - Mã số: V.10.03.10
...
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III:
Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV hoặc tương đương từ đủ 02 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ cao đẳng hoặc từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh diễn viên hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Như vậy, diễn viên hạng 4 muốn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng 3 cần có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng 4 hoặc tương đương từ đủ 02 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ cao đẳng hoặc từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ trung cấp.
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh diễn viên hạng 4 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?
- Để đáp ứng điều kiện hoạt động giáo dục, trường trung học phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thế nào?
- Việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thống kê được thực hiện trong trường hợp nào?
- Quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 ra sao?
- Yêu cầu học vấn đối với hiệu trưởng trường trung cấp là gì? Hiệu trưởng trường trung cấp tư thục là công chức hay viên chức?