Điều chỉnh chương trình đầu tư công được thực hiện trong những trường hợp nào theo Luật Đầu tư công?
Điều chỉnh chương trình đầu tư công được thực hiện trong những trường hợp nào theo Luật Đầu tư công?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư công 2024 có hướng dẫn về việc điều chỉnh chương trình đầu tư công như sau:
Điều chỉnh chương trình, dự án
1. Việc điều chỉnh chương trình được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Khi điều chỉnh mục tiêu và thay đổi điều kiện thực hiện trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
b) Khi điều chỉnh hoặc dừng chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền;
c) Do nguyên nhân bất khả kháng làm thay đổi về mục tiêu, phạm vi, chi phí và thời gian thực hiện chương trình.
2. Việc điều chỉnh dự án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Khi điều chỉnh hoặc dừng chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền;
b) Khi điều chỉnh quy hoạch ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
c) Do nguyên nhân bất khả kháng làm thay đổi về mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí và thời gian thực hiện dự án;
d) Do ảnh hưởng của sự cố thiên tai, hỏa hoạn hoặc yếu tố bất khả kháng khác khi đã hết thời gian bảo hiểm của dự án;
đ) Xuất hiện các yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn về tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại và được cơ quan có thẩm quyền thẩm định;
e) Khi chỉ số giá trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được cấp có thẩm quyền quyết định.
...
Theo đó, việc điều chỉnh chương trình đầu tư công sẽ được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
- Khi điều chỉnh mục tiêu và thay đổi điều kiện thực hiện trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
- Khi điều chỉnh hoặc dừng chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền;
- Do nguyên nhân bất khả kháng làm thay đổi về mục tiêu, phạm vi, chi phí và thời gian thực hiện chương trình.
Điều chỉnh chương trình đầu tư công được thực hiện trong những trường hợp nào theo Luật Đầu tư công? (Hình từ Internet)
Cơ quan có thẩm quyền chỉ được điều chỉnh chương trình đầu tư công khi nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 46 Luật Đầu tư công 2024 có quy định như sau:
Điều chỉnh chương trình, dự án
...
3. Cấp quyết định đầu tư chương trình, dự án có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chương trình, dự án đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
4. Cấp có thẩm quyền chỉ được điều chỉnh chương trình, dự án sau khi chương trình, dự án đã được thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá theo quy định của Luật này.
5. Trường hợp thay đổi một trong các nội dung về mục tiêu, địa điểm, vượt mức vốn đầu tư công, vượt mức vốn đầu tư công của ngân sách cấp trên, vượt tổng mức đầu tư dự án so với tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, chương trình, dự án phải thực hiện trình tự, thủ tục quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư trước khi cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chương trình, dự án.
6. Chính phủ quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định điều chỉnh chương trình, dự án.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền chỉ được điều chỉnh chương trình đầu tư công sau khi chương trình đầu tư công đã được thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình dự án đầu tư công nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Luật Đầu tư công 2024 có quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
b) Chương trình đầu tư công đã được Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
2. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương có thẩm quyền sau đây:
a) Quyết định đầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C thuộc thẩm quyền quản lý;
b) Được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư đối với dự án nhóm B, nhóm C quy định tại điểm a khoản này cho cơ quan, đơn vị trực thuộc;
c) Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án, được giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư. Trường hợp không có Ban quản lý dự án hoặc có Ban quản lý dự án nhưng không đủ điều kiện thực hiện thì được giao cơ quan, tổ chức có kinh nghiệm, năng lực quản lý làm chủ đầu tư và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình đầu tư công, dự án nhóm A đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư;
b) Dự án nhóm B, nhóm C do cấp tỉnh quản lý;
c) Dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài; dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại.
...
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình dự án đầu tư công sau đây:
- Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
- Chương trình đầu tư công đã được Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh hiệu thi đua đối với tập thể Dân quân tự vệ sẽ bao gồm những danh hiệu nào theo Thông tư 93?
- Mẫu số 1D hồ sơ yêu cầu gói thầu dịch vụ tư vấn theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT?
- Có nộp tiền nhưng chưa đủ thì vẫn bị hủy kết quả trúng đấu giá biển số xe đúng không? Thời hạn quy định nộp tiền là bao lâu?
- Quy trình xét khen thưởng tập thể, cá nhân tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương theo Quy định 13?
- Mẫu nhận xét của chi bộ đối với Đảng viên theo Hướng dẫn 04-HD/TW như thế nào? Tải về Mẫu nhận xét của chi bộ đối với Đảng viên?