Điều động công chức cấp huyện xuống làm công chức cấp xã được không? Cán bộ bị cách chức có được bổ nhiệm làm công chức không?
Điều động công chức cấp huyện xuống làm công chức cấp xã được không?
Căn cứ khoản 10 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 giải thích về điều động cán bộ như sau:
"Điều 7. Giải thích từ ngữ
10. Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác."
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về điều động công chức:
"Điều 26. Điều động công chức
1. Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
b) Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật."
Theo đó, nếu có yêu cầu nhiệm vụ cụ thể hoặc theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật thì công chức cấp huyện có thể được điều động xuống làm công chức cấp xã.
Công chức
Cán bộ bị cách chức có được bổ nhiệm làm công chức không?
Căn cứ Điều 82 Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về xử lý kỷ luật công chức:
"Điều 82. Các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật
1. Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
2. Cán bộ, công chức bị kỷ luật thì xử lý như sau:
a) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;
b) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;
c) Hết thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ, công chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thôi việc.
4. Cán bộ, công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý."
Theo đó, cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức cách chức thì không thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực sau thời hạn này nếu không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì sẽ được tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm. Cán bộ bị cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.
Như vậy, cán bộ bị cách chức vẫn được bổ nhiệm làm công chức nhưng phải sau 24 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực và không có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật.
Luân chuyển công tác có phải biện pháp kỷ luật công chức?
Căn cứ khoản 11 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 giải thích về luân chuyển công chức như sau:
"Điều 7. Giải thích từ ngữ
11. Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ."
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quy định 65-QĐ/TW năm 2022 về luân chuyển cán bộ do Ban Chấp hành Trung ương ban hành giải thích về luân chuyển như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Luân chuyển cán bộ là việc phân công hoặc bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc yêu cầu của chức danh được quy hoạch."
Như vậy, luân chuyển là việc công chức lãnh đạo, quản lý được phân công hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc yêu cầu của chức danh được quy hoạch không phải là một hình thức kỷ luật công chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?