Điều dưỡng muốn bảo lưu kết quả thực hành thực hiện như thế nào? Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề đối với điều dưỡng là bao lâu?
Điều dưỡng muốn bảo lưu kết quả thực hành nghề thì cần thực hiện như thế nào?
Điều dưỡng là một trong những chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề khám chữa bệnh theo quy định tại Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Căn cứ theo quy định về bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với các chức danh chuyên môn tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 96/2023/NĐ-CP như sau:
Bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với các chức danh chuyên môn
1. Cơ sở hướng dẫn thực hành có trách nhiệm bảo đảm người thực hành được làm việc theo chế độ làm việc của cơ sở. Trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng, người thực hành được tạm dừng thực hành trong thời gian tối đa 12 tháng và được bảo lưu các kết quả thực hành trước đó.
2. Việc bảo lưu kết quả thực hành thực hiện như sau:
a) Người thực hành có văn bản đề nghị bảo lưu kết quả thực hành và gửi kèm theo các tài liệu chứng minh lý do đề nghị bảo lưu;
b) Căn cứ đề nghị của người thực hành, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, quyết định việc bảo lưu, trường hợp không đồng ý bảo lưu người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
c) Trong thời gian 30 ngày sau khi hết thời gian bảo lưu, nếu người thực hành không có văn bản đề nghị tiếp tục thực hành hoặc đề nghị gia hạn thời gian bảo lưu thì kết quả bảo lưu không còn giá trị, tổng thời gian của các lần bảo lưu không quá 12 tháng.
Như vậy, theo quy định trên thì điều dưỡng muốn bảo lưu kết quả thực hành hành nghề thực hiện như sau:
Bước 1: Điều dưỡng gửi văn bản đề nghị bảo lưu kết quả thực hành và các tài liệu chứng minh lý do bảo lưu kèm theo.
Bước 2: Người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh xem xét và quyết định việc bảo lưu.
Trường hợp không đồng ý bảo lưu thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Lưu ý:
- Điều dưỡng chỉ có thể bảo lưu kết quả thực hành trong 12 tháng vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng (trường hợp bất khả kháng sẽ do người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh xem xét).
- Sau 30 ngày kể từ khi hết thời hạn bảo lưu, điều dưỡng không có văn bản đề nghị tiếp tục thực hành hoặc gia hạn thời gian bảo lưu thì kết quả bảo lưu không còn giá trị.
Điều dưỡng muốn bảo lưu kết quả thực hành thực hiện như thế nào? Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề đối với điều dưỡng là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề đối với điều dưỡng là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP về thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề như sau:
Thời gian, nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
2. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
3. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng.
4. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng.
...
Theo đó, điều dưỡng để được cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh thì phải thực hành hành nghề đủ 06 tháng. Cụ thể thời gian thực hành chuyên môn điều dưỡng là 05 tháng và chuyên môn về hồi sức cấp cứu là 01 tháng.
Điều dưỡng trong phòng điều dưỡng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do ai phân công?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 31/2021/TT-BYT về nhiệm vụ của điều dưỡng trong phòng điều dưỡng như sau:
Nhiệm vụ của điều dưỡng trong phòng điều dưỡng
1. Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn phù hợp theo sự phân công của trưởng phòng điều dưỡng.
2. Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc điều dưỡng quy định tại Thông tư này tại các đơn vị được phân công.
3. Tham gia quản lý nhân sự, đào tạo, nghiên cứu khoa học và cải tiến chất lượng chăm sóc điều dưỡng theo sự phân công.
4. Tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng của bệnh viện.
5. Tham gia các hội đồng, mạng lưới hoạt động trong bệnh viện theo sự phân công.
6. Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công theo quy định.
Như vậy, điều dưỡng trong phòng điều dưỡng phải thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo sự phân công của trưởng phòng điều dưỡng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?