Điều dưỡng trong phiên trực lâm sàng khi phát hiện người bệnh có diễn biến bất thường có được tự ý xử lý hay không?
- Điều dưỡng trong phiên trực lâm sàng khi phát hiện người bệnh có diễn biến bất thường có được tự ý xử lý hay không?
- Điều dưỡng được phân công trong phiên trực lâm sàng phải có mặt trước giờ trực để làm gì?
- Điều dưỡng trong phiên trực lâm sàng phải báo cáo những nội dung gì khi phát hiện người bệnh có diễn biến nặng?
- Phiên trực tại trạm y tế xã chỉ cần mỗi điều dưỡng được không?
Điều dưỡng trong phiên trực lâm sàng khi phát hiện người bệnh có diễn biến bất thường có được tự ý xử lý hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 44 Thông tư 32/2023/TT-BYT như sau:
Nhiệm vụ của các vị trí trực trong bệnh viện
...
2. Trực lâm sàng:
...
d) Nhiệm vụ của điều dưỡng, hộ sinh, kĩ thuật y trực:
- Điều dưỡng trực là điều dưỡng của từng khoa có thể tổ chức trực điều dưỡng liên khoa do giám đốc bệnh viện quyết định.
- Thực hiện chỉ định của bác sỹ, chăm sóc theo dõi người bệnh.
- Đôn đốc người bệnh thực hiện nội quy bệnh viện.
- Bảo quản hồ sơ, tủ thuốc, tài sản của khoa.
- Phát hiện người bệnh có diễn biến bất thường, có nguy cơ tử vong, báo cáo bác sĩ trực, đồng thời ghi đầy đủ các diễn biến vào phiếu theo dõi.
...
Như vậy, điều dưỡng trong phiên trực lâm sàng khi phát hiện người bệnh có diễn biến bất thường, có nguy cơ tử vong thì không được tự ý xử lý mà phải báo cáo ngay cho bác sĩ trực và đồng thời phải ghi đầy đủ các diễn biến của người bệnh vào phiếu theo dõi.
Điều dưỡng trong phiên trực lâm sàng khi phát hiện người bệnh có diễn biến bất thường có được tự ý xử lý hay không? (Hình từ Internet)
Điều dưỡng được phân công trong phiên trực lâm sàng phải có mặt trước giờ trực để làm gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Thông tư 32/2023/TT-BYT như sau:
Nguyên tắc trực khám bệnh, chữa bệnh
1. Trực ngoài giờ hành chính, ngày lễ, ngày nghỉ phải được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức bảo đảm hoạt động khám bệnh, chữa bệnh liên tục 24/24 giờ trong ngày.
2. Các phiên trực phải được tổ chức chặt chẽ, có đầy đủ nhân lực, phương tiện vận chuyển, thiết bị y tế và thuốc để cấp cứu người bệnh.
3. Các vị trí trực phải bảo đảm dễ tiếp cận và đủ thông tin liên lạc.
4. Người trực phải có mặt trước giờ nhận trực để nhận bàn giao của phiên trực trước và khi hết giờ phải bàn giao cho phiên trực sau, không được rời bỏ vị trí trực và phải thực hiện mệnh lệnh trực của cấp trên.
5. Danh sách các thành viên trực được phân công theo tháng, lịch trực được công bố trước thời điểm trực ít nhất một tuần, do lãnh đạo bệnh viện ký duyệt và được ghi trên bảng ở mỗi vị trí trực. Công chức, viên chức, người lao động đã được phân công trực theo lịch, chỉ được thực hiện đổi trực ngang cấp khi được sự phê duyệt của lãnh đạo.
Như vậy, điều dưỡng được phân công trong phiên trực lâm sàng phải có mặt trước giờ trực để nhận bàn giao của phiên trực trước và đồng thời khi hết phiên trực phải bàn giao cho phiên trực sau.
Điều dưỡng trong phiên trực lâm sàng phải báo cáo những nội dung gì khi phát hiện người bệnh có diễn biến nặng?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 45 Thông tư 32/2023/TT-BYT như sau:
Nội dung báo cáo tình hình phiên trực
1. Sau phiên trực, các bộ phận trực ghi đầy đủ nội dung báo cáo vào sổ trực; các khoa, phòng phải tổ chức giao ban để nghe báo cáo tình hình trực của các bộ phận trực: lâm sàng, cận lâm sàng, hậu cần, quản trị.
2. Báo cáo trực lâm sàng phải bảo đảm báo cáo diễn biến trong phiên trực đối với các nội dung:
a) Tử vong: Ghi rõ diễn biến của người bệnh, cách xử lý, nguyên nhân, thời gian tử vong và những việc làm cụ thể sau khi người bệnh tử vong;
b) Cấp cứu: Ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, chẩn đoán và cách giải quyết đối với từng người bệnh đến cấp cứu;
c) Diễn biến nặng của người bệnh nội trú: Ghi rõ các diễn biến về bệnh tật, cách xử lý đối với từng người bệnh;
d) Thuốc: Thống kê, báo cáo số lượng thuốc đã sử dụng trong phiên trực.
3. Trực cận lâm sàng: Báo cáo tình hình xét nghiệm cấp cứu và kỹ thuật cận lâm sàng đã thực hiện trong phiên thường trực.
4. Trực hậu cần, quản trị: Báo cáo các nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 44 Thông tư này.
5. Trực lãnh đạo: Có nhận xét chung về tình hình phiên thường trực tại giao ban toàn bệnh viện.
Theo đó, điều dưỡng trong phiên trực lâm sàng khi phát hiện người bệnh có diễn biến nặng phải báo cáo rõ các diễn biến về bệnh tật của người bệnh và cách xử lý đối với từng người bệnh.
Phiên trực tại trạm y tế xã chỉ cần mỗi điều dưỡng được không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Thông tư 32/2023/TT-BYT như sau:
Trực tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức không phải là bệnh viện nhưng có giường bệnh nội trú hoặc có giường lưu
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức không phải là bệnh viện nhưng có giường bệnh nội trú hoặc có giường lưu (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này) phải bố trí nhân lực cho một phiên trực như sau: Có tối thiểu 01 người hành nghề với chức danh là bác sĩ hoặc y sỹ và 01 người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây: điều dưỡng, hộ sinh hoặc kỹ thuật y.
2. Đối với trạm y tế cấp xã phải bố trí nhân lực cho một phiên trực như sau: Có tối thiểu 01 người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây: bác sĩ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.
Như vậy, đối với phiên trực tại trạm y tế xã thì chỉ cần tối thiểu một người hành nghề là điều dưỡng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?