Điều khiển xe máy bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ thì có thể bị tước giấy phép lái xe hay không?
Được điều khiển xe máy với tốc độ tối đa là bao nhiêu?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT thì xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Tốc độ tối đa khi điều khiển xe máy (không phải xe máy chuyên dùng) được xác định như sau:
(1) Tốc độ tối đa cho phép khi điều khiển xe máy trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) được quy định tại Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT như sau:
Theo đó, tốc độ tối đa khi điều khiển xe máy trên đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên là 60 km/h.
Tốc độ tối đa khi điều khiển xe máy trên đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới là 50 km/h.
(2) Tốc độ tối đa cho phép khi điều khiển xe máy trên đường cao tốc được quy định tại Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT như sau:
Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc
1. Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.
2. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.
Theo đó, tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.
Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người điều khiển xe máy phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.
Điều khiển xe máy bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ thì có thể bị tước giấy phép lái xe hay không? (Hình từ Internet)
Điều khiển xe máy bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ thì có thể bị tước giấy phép lái xe hay không?
Khi điều khiển xe máy bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với các mức phạt sau:
(1) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h.
(Theo điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
(2) Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.
(Theo điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
(3) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h. (Theo điểm a khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Do đó, người điều khiển xe máy bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền và tước giấy phép lái xe trong trường hợp chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h.
Người điều khiển xe máy phải giảm tốc độ tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ đúng không?
Việc người điều khiển xe máy có phải giảm tốc độ tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ không, theo quy định tại Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.
Như vậy, người điều khiển xe máy phải giảm tốc độ tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Đồng thời tại những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển xe máy phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?