Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật là gì nếu muốn mở cửa hàng buôn bán thuốc trừ sâu?

Tôi muốn biết điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định pháp luật là gì? Tôi có dự định mở cửa hàng buôn bán thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và thuốc điều hòa sinh trưởng, phát triển.

Thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013, thuốc bảo vệ thực vật được định nghĩa như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ
16. Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.”

Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Theo quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013, bạn muốn mở cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

“Điều 63. Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
1. Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm hợp pháp, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định;
b) Có kho thuốc đúng quy định, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý thuốc bảo vệ thực vật khi xảy ra sự cố;
c) Chủ cơ sở buôn bán thuốc và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.”

Trong đó, chương trình bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn an toàn hóa chất về thuốc bảo vệ thực vật cho chủ cơ sở buôn bán thuốc và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Điều 37, 38 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT như sau:

“Điều 37. Nội dung, chương trình bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn an toàn hóa chất về thuốc bảo vệ thực vật
1. Nội dung bồi dưỡng, tập huấn bao gồm:
a) Quy định quản lý thuốc bảo vệ thực vật, điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;
b) Quy định về xử lý vi phạm hành chính lên quan đến thuốc bảo vệ thực vật;
c) Đại cương về thuốc bảo vệ thực vật;
d) Phân loại nguy hại thuốc bảo vệ thực vật, đặc tính của thuốc bảo vệ thực vật;
đ) An toàn trong sản xuất, buôn bán, vận chuyển, bảo quản và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật;
e) Biện pháp phòng ngừa, xử lý sự cố thuốc bảo vệ thực vật;
g) Cách đọc nhãn thuốc;
h) Hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả;
i) Đại cương sinh vật gây hại thực vật, một số sinh vật gây hại phổ biến và biện pháp phòng trừ;
k) Kiến thức pháp luật liên quan đến phòng cháy, chữa cháy;
l) Thực hành, tham quan thực tế.
2. Chương trình bồi dưỡng, tập huấn
a) Chương trình bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật đối với chủ cơ sở buôn bán thuốc, người trực tiếp điều hành cơ sở buôn bán thuốc, người trực tiếp buôn bán (chưa có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học) thời gian bồi dưỡng là 03 tháng với đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và được cấp Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu tại mục I Phụ lục XXII của Thông tư này.
b) Chương trình tập huấn an toàn hóa chất bảo vệ thực vật đối với người trực tiếp quản lý, điều hành các bộ phận liên quan trực tiếp đến sản xuất, người trực tiếp sản xuất, thủ kho thời gian tập huấn là 03 ngày với các nội dung được nêu tại điểm a, b, đ, e, khoản 1 Điều này và được cấp Giấy chứng nhận tập huấn an toàn hóa chất bảo vệ thực vật theo mẫu tại mục II Phụ lục XXII của Thông tư này;
3. Trách nhiệm về tổ chức bồi dưỡng, tập huấn và cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật, giấy chứng nhận tập huấn an toàn hóa chất bảo vệ thực vật.
a) Cục Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng, tập huấn kiến thức thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật an toàn hóa chất;
b) Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn và cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật, giấy chứng nhận tập huấn an toàn hóa chất bảo vệ thực vật theo đúng nội dung, chương trình nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này.”
“Điều 38. Bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn an toàn hóa chất về thuốc bảo vệ thực vật
1.Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn an toàn hóa chất về thuốc bảo vệ thực vật đăng ký danh sách người tham gia trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến với Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
2. Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn an toàn hóa chất bảo vệ thực vật theo đúng nội dung, chương trình quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 37 của Thông tư này;
Ngay sau khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này.”

Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có các quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ quy định tại Điều 64 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cụ thể như sau:

“Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
1. Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có quyền sau đây:
a) Buôn bán thuốc thành phẩm có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;
b) Được cung cấp thông tin và hướng dẫn liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật;
c) Chủ cơ sở và người trực tiếp buôn bán thuốc được tham gia tập huấn về an toàn sử dụng, bảo quản, vận chuyển và phòng ngừa sự cố do thuốc bảo vệ thực vật gây ra.
2. Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
b) Chỉ được sử dụng người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm sức khỏe và đã được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn;
c) Niêm yết giá bán và lập sổ theo dõi việc mua, bán thuốc;
d) Hướng dẫn sử dụng thuốc cho người mua theo đúng nội dung của nhãn thuốc;
đ) Khi phát hiện sự cố gây rò rỉ, phát tán thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi, môi trường sinh thái, cơ sở buôn bán thuốc phải áp dụng ngay biện pháp khắc phục, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố để giám sát và có các biện pháp cảnh báo, phòng ngừa hậu quả xấu;
e) Chỉ bán thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng cho người có thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật hoặc cho tổ chức có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
g) Cung cấp thông tin liên quan đến việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
h) Bồi thường thiệt hại do lỗi của cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật;
i) Khi phát hiện thuốc của cơ sở buôn bán không bảo đảm các yêu cầu theo quy định, cơ sở buôn bán có trách nhiệm thông báo cho đại lý trực tiếp hoặc cơ sở sản xuất đã cung cấp thuốc để thu hồi ngay toàn bộ thuốc đó trên thị trường; tham gia thu hồi thuốc đã bán ra;
k) Chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, môi trường, lao động;
l) Thực hiện quy định của pháp luật về thuế bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Thuốc bảo vệ thực vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuốc bảo vệ thực vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thuốc bảo vệ thực vật phải được thu hồi trong các trường hợp nào? Có những biện pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi nào?
Pháp luật
Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật chung với thuốc thú y thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Thuốc bảo vệ thực vật được sáng chế ở nước ngoài thì có được phép đăng ký ở Việt Nam hay không?
Pháp luật
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật bị sửa chữa nội dung thì có thu hồi Giấy chứng nhận không?
Pháp luật
Cá nhân trong nước sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật có được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam không?
Pháp luật
Có phải loại thuốc bảo vệ thực vật nào mà chủ thực vật cho là an toàn đều được sử dụng cho thực vật không?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có quyền nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất hay không?
Pháp luật
Thuốc bảo vệ thực vật có phải mặt hàng được bình ổn giá không? Thực hiện không đúng những biện pháp bình ổn giá bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Chủ cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có cần chứng chỉ hành nghề? Diện tích căn nhà 15m2 có đủ điều kiện mở cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật?
Pháp luật
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm tại Việt Nam từ 16/01/2023? Bán thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuốc bảo vệ thực vật
2,861 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuốc bảo vệ thực vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuốc bảo vệ thực vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào