Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh là gì? Việc thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh là gì?
Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh được quy định tại khoản 2 Điều 76 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Sửa đổi hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
1. Hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh được sửa đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Điều chỉnh dự án đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật về đầu tư dẫn đến thay đổi nội dung hợp đồng đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.
Việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp này chỉ được thực hiện sau khi cơ quan có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Nhà đầu tư phải bảo đảm đáp ứng năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện sau khi điều chỉnh dự án đầu tư kinh doanh;
b) Chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Trường hợp khác được các bên thỏa thuận tại hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Việc chuyển nhượng phải được người có thẩm quyền chấp thuận;
b) Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng phải đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh;
c) Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng cam kết kế thừa toàn bộ các quyền, nghĩa vụ của bên chuyển nhượng theo quy định tại hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh.
Như vậy, theo quy định, việc chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
(1) Việc chuyển nhượng phải được người có thẩm quyền chấp thuận;
(2) Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng phải đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh;
(3) Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng cam kết kế thừa toàn bộ các quyền, nghĩa vụ của bên chuyển nhượng theo quy định tại hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh.
Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh là gì? (Hình từ Internet)
Việc thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh được quy định tại khoản 4 Điều 71 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Ký kết hợp đồng và nguyên tắc thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
...
2. Hợp đồng được ký kết giữa các bên phải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư và biên bản đàm phán, hoàn thiện hợp đồng.
3. Cơ quan có thẩm quyền hoặc bên mời thầu (trong trường hợp được ủy quyền) ký kết hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn. Đối với nhà đầu tư liên danh, tất cả các thành viên liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng.
4. Việc thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 69 của Luật này.
Đồng thời, căn cứ Điều 69 Luật Đấu thầu 2023 quy định:
Nguyên tắc thực hiện hợp đồng
1. Các bên ký kết hợp đồng có trách nhiệm thực hiện theo hợp đồng đã ký kết.
2. Bảo đảm trung thực, hợp tác và đúng pháp luật.
3. Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
Như vậy, theo quy định, việc thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
(1) Các bên ký kết hợp đồng có trách nhiệm thực hiện theo hợp đồng đã ký kết.
(2) Bảo đảm trung thực, hợp tác và đúng pháp luật.
(4) Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
Hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh bao gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Đấu thầu 2023 thì hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
(1) Thông tin về các bên ký kết hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, thời hạn hợp đồng;
(2) Thông tin về dự án đầu tư kinh doanh, bao gồm:
- Mục tiêu, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án;
- Quy mô và tổng vốn đầu tư;
- Điều kiện sử dụng đất và tài nguyên khác (nếu có);
- Phương án, yêu cầu về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức xây dựng công trình phụ trợ (nếu có);
- Bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường;
- Trường hợp bất khả kháng và phương án xử lý trong trường hợp bất khả kháng;
(3) Trách nhiệm thực hiện thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức xây dựng công trình phụ trợ (nếu có); giao đất, cho thuê đất (nếu có);
(4) Nghĩa vụ của nhà đầu tư trong việc thực hiện các cam kết đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu; việc thành lập doanh nghiệp để quản lý dự án đầu tư kinh doanh (nếu có);
(5) Bảo đảm thực hiện hợp đồng; các nguyên tắc, điều kiện sửa đổi, chấm dứt hợp đồng; chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên;
(6) Pháp luật điều chỉnh hợp đồng và cơ chế giải quyết tranh chấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?