Điều kiện đảm bảo an toàn đối với sàn nâng dùng để nâng người nhập khẩu được quy định thế nào?
Hồ sơ kỹ thuật của sàn nâng dùng để nâng người nhập khẩu bao gồm những gì?
Căn cứ tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20: 2015/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với sàn nâng dùng để nâng người quy định hồ sơ kỹ thuật của sàn nâng dùng để nâng người nhập khẩu bao gồm những giấy tờ, tài liệu sau:
(1) Bản thuyết minh chung phải thể hiện được:
- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất;
- Kiểu mẫu, mã hiệu, năm sản xuất;
- Tải trọng và số lượng người cho phép;
- Loại dẫn động, điều khiển.
(2) Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động, bản vẽ tổng thể của sàn nâng có ghi các kích thước và thông số chính.
(3) Các kích thước chính của thiết bị và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống (thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, cơ cấu hạn chế quá tải), các tiêu chuẩn áp dụng của sàn nâng.
(4) Quy trình kiểm tra và thử tải, quy trình xử lý, khắc phục sự cố.
(5) Hướng dẫn vận hành, lắp đặt và tháo rời. Nội dung của hướng dẫn phải bao gồm thông tin sau:
- Hướng dẫn vận hành chi tiết về việc sử dụng an toàn sàn nâng.
- Thông tin về việc vận chuyển và lưu trữ.
- Thông tin về việc kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ.
- Tháo lắp các bộ phận của hệ thống sàn nâng.
- Chứng nhận về chất lượng và xuất xứ các bộ phận hợp thành của sàn nâng.
Điều kiện đảm bảo an toàn đối với sàn nâng dùng để nâng người nhập khẩu được quy định thế nào? (hình từ Internet)
Điều kiện đảm bảo an toàn đối với sàn nâng dùng để nâng người nhập khẩu được quy định thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3.3 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20: 2015/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với sàn nâng dùng để nâng người quy định về điều kiện đảm bảo an toàn đối với sàn nâng dùng để nâng người nhập khẩu như sau:
Quy định về quản lý an toàn trong chế tạo, nhập khẩu, lưu thông, lắp đặt và sử dụng sàn nâng.
...
3.3. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với sàn nâng nhập khẩu
3.3.1. Đủ hồ sơ kỹ thuật theo quy định tại Mục 3.1 của Quy chuẩn này.
3.3.2. Đối với sàn nâng hoặc các phụ kiện của sàn nâng khi nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy theo quy định tại Mục 4.1.
3.3.3. Trong trường hợp nhập khẩu mà theo thỏa thuận song phương, đa phương giữa cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước xuất khẩu sàn nâng quy định không phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu thì các sàn nâng này được miễn kiểm tra nhập khẩu.
3.3.4. Sàn nâng nhập khẩu không đáp ứng được quy định tại Mục 3.1 nêu trên, khi nhập khẩu phải được tổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định hoặc được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết tiến hành giám định tại cửa khẩu.
3.3.6. Sàn nâng nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng theo trình tự, thủ tục quy định và bị xử lý nếu có vi phạm theo luật định.
3.3.7. Các sàn nâng phải được gắn dấu hợp quy, ghi nhãn trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
...
Việc chứng nhận hợp quy đối với sàn nâng hoặc các phụ kiện của sàn nâng nhập khẩu được thực hiện theo phương thức nào?
Tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20: 2015/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với sàn nâng dùng để nâng người có quy định như sau:
Chứng nhận hợp quy và kiểm định kỹ thuật an toàn đối với sàn nâng
4.1. Chứng nhận hợp quy đối với sàn nâng
4.1.1. Việc chứng nhận hợp quy đối với sàn nâng dùng để nâng người hoặc các phụ kiện của sàn nâng sản xuất trong nước được thực hiện theo phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất nếu chúng được sản xuất hàng loạt; đối với sàn nâng sản xuất đơn chiếc, việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm hàng hóa (phụ lục II của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo).
4.1.2. Việc chứng nhận hợp quy đối với sàn nâng hoặc các phụ kiện của sàn nâng nhập khẩu được thực hiện theo phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa lô hàng hóa nếu chúng được nhập khẩu hàng loạt; nếu nhập khẩu đơn chiếc thì việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm hàng hóa (phụ lục II của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo).
...
Theo đó, việc chứng nhận hợp quy đối với sàn nâng hoặc các phụ kiện của sàn nâng nhập khẩu được thực hiện theo phương thức 7.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?