Điều kiện đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định mới nhất hiện nay? Người đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thì có được đăng ký hành nghề kế toán không?
- Điều kiện đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định mới nhất hiện nay?
- Khi nào được coi là có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán?
- Người đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thì có được đăng ký hành nghề kế toán không?
Điều kiện đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định mới nhất hiện nay?
Theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 58 Luật Kế toán 2015 quy định về việc đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán như sau:
"1. Người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự;
b) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;
c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.
2. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Bộ Tài chính quy định thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
3. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán."
Như vậy, để được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán bạn cần có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên và đáp ứng đủ các điều kiện quy định nêu trên. Ngoài ra, bạn cần phải có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
Điều kiện đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
Khi nào được coi là có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán?
Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 296/2016/TT-BTC hướng dẫn về hợp đồng lao động toàn thời gian và xác định thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán cụ thể như sau:
Người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán được coi là có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi:
- Hợp đồng lao động ký kết giữa người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán phải bảo đảm các yếu tố theo quy định của Bộ Luật lao động;
- Thời gian làm việc quy định trong hợp đồng và thời gian thực tế làm việc hàng ngày, hàng tuần của người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán bảo đảm đúng và phù hợp với thời gian làm việc hàng ngày, hàng tuần của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán nơi người đó đăng ký hành nghề;
Ví dụ: thời gian làm việc của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán từ 08h00 - 17h00 và 05 ngày/tuần thì người được coi là làm toàn bộ thời gian phải làm việc đầy đủ thời gian từ 08h00 - 17h00 hàng ngày và 05 ngày/tuần không bao gồm thời gian làm thêm, ngày nghỉ, ngày lễ.
- Trong thời gian thực tế làm việc hàng ngày, hàng tuần tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán theo quy định tại điểm b khoản này thì người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán không được đồng thời làm người đại diện theo pháp luật, giám đốc (tổng giám đốc), chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác.
Người đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thì có được đăng ký hành nghề kế toán không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 58 Luật Kế toán 2015 quy định về việc đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, theo đó những người không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân.
- Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
- Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác;
- Người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán vẫn có thể được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán nếu đã hết thời hạn quy định và đáp ứng đủ điều kiện để được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Cụ thể, đối với trường hợp bị phạt cảnh cáo thì phải hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong; đối với quyết định xử phạt hành chính khác thì phải hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?