Điều kiện để chỉ dẫn địa lý được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì? Những đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý?

Xin chào! Em đang tìm hiểu về các quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, và có một số thắc mắc về chỉ dẫn địa lý mong được anh/chị giải đáp ạ. Cụ thể là về các điều kiện để chỉ dẫn địa lý được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ? Và những đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý vậy ạ? Em xin chân thành cảm ơn!

Thế nào là chỉ dẫn địa lý?

Căn cứ theo khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, điểm d khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023):

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể.

Trước đây, khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về chỉ dẫn địa lý như sau:

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Điều kiện để chỉ dẫn địa lý được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Theo Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ như sau:

Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
1. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
b) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
2. Chỉ dẫn địa lý đồng âm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này được bảo hộ nếu chỉ dẫn địa lý đó được sử dụng trên thực tế theo cách thức không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và bảo đảm nguyên tắc đối xử công bằng giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Như vậy, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ quyền sỡ hữu trí tuệ phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định trên

Trước đây, quy định điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý

Những đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý?

Căn cứ tại Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, và điểm a, b khoản 4 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019:

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam;

- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;

- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa;

- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý?

Căn cứ tại Điều 81 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về danh tính, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, như sau:

"Điều 81. Danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
1. Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
2. Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp."

Điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý?

Theo quy định tại Điều 82 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quy định về điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý, cụ thể như sau:

- Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

- Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.

- Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.

Về khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý: Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.

Các yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý?

Theo quy định tại Điều 106 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quy định về yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý cụ thể như sau:

- Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm:

+ Tên gọi, dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý;

+ Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

+ Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó (sau đây gọi là bản mô tả tính chất đặc thù);

+ Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

+ Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý đó, nếu là chỉ dẫn địa lý của nước ngoài.

- Bản mô tả tính chất đặc thù phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Mô tả loại sản phẩm tương ứng, bao gồm cả nguyên liệu thô và các đặc tính lý học, hoá học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm;

+ Cách xác định khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

+ Chứng cứ về loại sản phẩm có xuất xứ từ khu vực địa lý theo nghĩa tương ứng quy định tại Điều 79 của Luật này;

+ Mô tả phương pháp sản xuất, chế biến mang tính địa phương và có tính ổn định;

+ Thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh tiếng của sản phẩm với điều kiện địa lý theo quy định tại Điều 79 của Luật này;

+Thông tin về cơ chế tự kiểm tra các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Chỉ dẫn địa lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giảm lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực trồng trọt theo quy định mới?
Pháp luật
Có phải chỉ dẫn địa lý đồng âm là chỉ dẫn địa lý có cách phát âm trùng nhau? Chỉ dẫn địa lý đồng âm được bảo hộ khi đáp ứng được những tiêu chí nào?
Pháp luật
Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị phạt hành chính thế nào năm 2024?
Pháp luật
Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài có thể đăng ký tại Việt Nam hay không? Những chỉ dẫn địa lý nào không được đăng ký bảo hộ?
Pháp luật
Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học là suốt cuộc đời của tác giả đúng không?
Pháp luật
Ranh giới của khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý được xác định thế nào? GCN đăng ký chỉ dẫn địa lý ghi nhận thông tin gì?
Pháp luật
Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là ai? Chủ sở hữu được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho người khác không?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý có thể trở thành chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý này không?
Pháp luật
Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm những yếu tố nào theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý mới nhất tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
3,477 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Chỉ dẫn địa lý

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Xem toàn bộ văn bản về Chỉ dẫn địa lý

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào