Điều kiện để công chức cấp tỉnh được hưởng chế độ phụ cấp khu vực là gì? Chế độ phụ cấp khu vực có được tính theo mức lương cơ sở hay không?

Xin cho hỏi: Điều kiện để công chức cấp tỉnh được hưởng chế độ phụ cấp khu vực là gì? Chế độ phụ cấp khu vực của công chức cấp tỉnh có được tính theo mức lương cơ sở hay không? - Câu hỏi của anh Thắng (Vĩnh Long)

Có bao nhiêu chế độ phụ cấp lương đối với công chức cấp tỉnh?

phụ cấp lương

Điều kiện để công chức cấp tỉnh được hưởng chế độ phụ cấp khu vực là gì? (Hình từ Internet)

Theo Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định thì có 08 chế độ phụ cấp lương đối với công chức cấp tỉnh như sau:

(1) Phụ cấp thâm niên vượt khung

(2) Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo

(3) Phụ cấp khu vực

(4) Phụ cấp đặc biệt

(5) Phụ cấp thu hút

(6) Phụ cấp lưu động

(7) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm

(8) Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc, gồm:

+ Phụ cấp thâm niên nghề

+ Phụ cấp ưu đãi theo nghề

+ Phụ cấp trách nhiệm theo nghề

+ Phụ cấp trách nhiệm công việc

+ Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh

Điều kiện để công chức cấp tỉnh được hưởng chế độ phụ cấp khu vực là gì?

Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì chế độ phụ cấp khu vực áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu được quy định tại Mục I Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT, bao gồm:

I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
2. Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn.
3. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
4. Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
5. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
6. Những người làm việc trong các công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển và bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty nhà nước), gồm:
a) Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị; thành viên Ban kiểm soát.
b) Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng (không kể Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng).
c) Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh; viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và nhân viên thừa hành, phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.
7. Những người nghỉ hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng trợ cấp hàng tháng thay lương.
8. Thương binh (kể cả thương binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh), bệnh binh hưởng trợ cấp hàng tháng mà không phải là người hưởng lương, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, theo tiểu mục 1 Mục II Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT quy định như sau:

NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH VÀ CÁCH TÍNH TRẢ PHỤ CẤP KHU VỰC
1. Nguyên tắc xác định phụ cấp khu vực:
a) Các yếu tố xác định phụ cấp khu vực:
Yếu tố địa lý tự nhiên như: khí hậu xấu, thể hiện ở mức độ khắc nghiệt về nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, áp suất không khí, tốc độ gió,… cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người;
Xa xôi, hẻo lánh (mật độ dân cư thưa thớt, xa các trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, xa đất liền…), đường xá, cầu cống, trường học, cơ sở y tế, dịch vụ thương mại thấp kém, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của con người:
Ngoài ra, khi xác định phụ cấp khu vực có thể xem xét bổ sung các yếu tố đặc biệt khó khăn, biên giớ, hải đảo, sình lầy.
b) Phụ cấp khu vực được quy định chủ yếu theo địa giới hành chính xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã). Các cơ quan, đơn vị, công ty nhà nước đóng trên địa bàn xã nào thì hưởng theo mức phụ cấp khu vực của xã đó. Một số trường hợp đặc biệt đóng xa dân hoặc giáp ranh với nhiều xã được xem xét để quy định mức phụ cấp khu vực riêng.
c) Khi các yếu tố dùng xác định phụ cấp khu vực hoặc địa bàn xã thay đổi (chia, nhập, thành lập mới…), phụ cấp khu vực được xác định hoặc điều chỉnh lại cho phù hợp.
...

Theo đó, công chức cấp tỉnh cần đáp ứng các điều kiện quy định nêu trên để được hưởng chế độ phụ cấp khu vực.

Chế độ phụ cấp khu vực của công chức cấp tỉnh có được tính theo mức lương cơ sở hay không?

Theo tiểu mục 2 Mục II Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT quy định mức phụ cấp khu vực đối với công chức cấp tỉnh như sau:

(1) Phụ cấp khu vực được quy định gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung; mức 1,0 chỉ áp dụng đối với những hải đảo đặc biệt khó khăn, gian khổ như quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà.

(2) Mức tiền phụ cấp khu vực được tính theo công thức sau:

Mức tiền phụ cấp khu vực = Hệ số phụ cấp khu vực x Mức lương cơ sở

Trong đó:

Hệ số phụ cấp vẫn được quy định với 07 loại hệ số là 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0.

Lưu ý: Căn cứ vào các yếu tố xác định các mức phụ cấp khu vực quy định tại Thông tư này và mức phụ cấp khu vực hiện hưởng của các xã và các đơn vị trong cả nước, liên Bộ ban hành danh mục các địa bàn xã và một số đơn vị được hưởng phụ cấp khu vực tại phụ lục kèm theo Thông tư này.

Theo đó, chế độ phụ cấp khu vực của công chức cấp tỉnh được tính theo mức lương cơ sở.

Công chức cấp tỉnh
Phụ cấp lương công chức cấp tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm công chức cấp tỉnh là người đứng đầu cơ quan gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Chính sách tinh giản biên chế đối với công chức cấp tỉnh bao gồm các chính sách nào? Nguồn kinh phí giải quyết các chính sách tinh giản biên chế được lấy từ đâu?
Pháp luật
Việc xử lý kỷ luật đối với công chức cấp tỉnh dựa trên những nguyên tắc nào? Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức cấp tỉnh là bao lâu?
Pháp luật
Tạm đình chỉ công tác có phải là hình thức kỷ luật đối với công chức cấp tỉnh giữ chức vụ lãnh đạo không?
Pháp luật
Ai có quyền xử lý kỷ luật cảnh cáo đối với công chức cấp tỉnh giữ chức vụ lãnh đạo? Xử lý kỷ luật đối với công chức cấp tỉnh được thực hiện theo bao nhiêu bước?
Pháp luật
Công chức cấp tỉnh giữ chức vụ lãnh đạo cần đáp ứng những tiêu chí nào để được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ?
Pháp luật
Công chức cấp tỉnh giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ khi có một trong những tiêu chí nào?
Pháp luật
Công chức cấp tỉnh vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật có bị xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ không?
Pháp luật
Thủ tục đánh giá và xếp loại chất lượng công chức cấp tỉnh giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Công chức cấp tỉnh muốn được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chức cấp tỉnh
1,031 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chức cấp tỉnh Phụ cấp lương công chức cấp tỉnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công chức cấp tỉnh Xem toàn bộ văn bản về Phụ cấp lương công chức cấp tỉnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào