Điều kiện để được ngân hàng bảo lãnh hợp đồng là những gì? Hồ sơ để đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
Điều kiện để được ngân hàng bảo lãnh hợp đồng được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 07/2015/TT-NHNN ( được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 13/2017/TT-NHNN) quy định về điều kiện đối với khách hàng như sau:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp, trừ nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán trái phiếu đối với các doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại nợ và trái phiếu phát hành bởi công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng khác.
- Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Như vậy nếu bên chị đáp ứng các điều kiện trên thì sẽ được tổ chức tín dụng bảo lãnh chị nhé.
Điều kiện để được ngân hàng bảo lãnh
Hồ sơ để đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về hồ sơ đề nghị bảo lãnh như sau:
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm các loại tài liệu chủ yếu sau:
+ Văn bản đề nghị bảo lãnh;
+ Tài liệu về khách hàng;
+ Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
+ Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);
+ Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).
- Căn cứ tình hình thực tế nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đặc điểm cụ thể của từng nhóm khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn cụ thể, công bố công khai về yêu cầu hồ sơ cần gửi tới để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét cấp bảo lãnh.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị bảo lãnh bạn cần thực hiện đầy đủ các giấy tờ trên theo quy định bạn nhé.
Thỏa thuận cấp bảo lãnh là gì?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về thỏa thuận cấp bảo lãnh như sau:
- Để thực hiện bảo lãnh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng ký thỏa thuận cấp bảo lãnh. Trường hợp phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng thì bên bảo lãnh không bắt buộc phải ký thỏa thuận cấp bảo lãnh với bên bảo lãnh đối ứng.
- Thỏa thuận cấp bảo lãnh phải có các nội dung sau:
+ Các quy định pháp luật áp dụng;
+ Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;
+ Nghĩa vụ được bảo lãnh;
+ Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;
+ Hình thức phát hành cam kết bảo lãnh;
+ Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên;
+ Phí bảo lãnh;
+ Thỏa thuận về bắt buộc nhận nợ trả thay, lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay và nghĩa vụ, thời hạn hoàn trả nợ khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
+ Số hiệu, ngày ký, hiệu lực của thỏa thuận;
+ Giải quyết tranh chấp phát sinh.
- Ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác trong thỏa thuận cấp bảo lãnh không trái với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật.
- Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung thỏa thuận cấp bảo lãnh do các bên liên quan thỏa thuận, quyết định trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Việc cam kết bảo lãnh là như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về việc cam kết bảo lãnh như sau:
- Cam kết bảo lãnh phải có các nội dung sau:
+ Các quy định pháp luật áp dụng;
+ Số hiệu, hình thức cam kết bảo lãnh;
+ Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;
+ Ngày phát hành bảo lãnh, ngày bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh và/hoặc trường hợp bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh;
+ Ngày hết hiệu lực và/hoặc trường hợp hết hiệu lực của bảo lãnh;
+ Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;
+ Nghĩa vụ bảo lãnh;
+ Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
+ Hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
+ Cách thức để kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh.
- Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, cam kết bảo lãnh có thể có các nội dung khác phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh, phù hợp với quy định, tại Thông tư này và quy định của pháp luật.
- Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung cam kết bảo lãnh do các bên liên quan thỏa thuận phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh và tuân thủ quy định pháp luật.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ các nội dung của thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh tại Thông tư này để thiết kế, in ấn và ban hành mẫu cam kết bảo lãnh phù hợp với từng hình thức bảo lãnh, loại hình bảo lãnh áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về quy trình, trách nhiệm thực hiện việc thiết kế, in ấn, phát hành và sử dụng mẫu cam kết bảo lãnh đảm bảo an toàn, tuân thủ quy định pháp luật.
- Đối với các cam kết bảo lãnh phát hành thông qua mạng thông tin liên lạc quốc tế giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo hình thức và quy trình phát hành cam kết bảo lãnh của mạng thông tin liên lạc quốc tế giữa các ngân hàng. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy trình giám sát, quản lý hoạt động phát hành bảo lãnh đối với các trường hợp này bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn trong trường hợp nào? Thời hạn hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ hiện nay?
- Vượt đèn đỏ nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Không nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Xe ưu tiên gồm những xe nào?
- Mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng mới nhất? Việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng được thực hiện thế nào?
- Link bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024? https aseanutdfc com Bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024 thế nào?
- Lý luận chính trị là gì? 04 nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị theo Hướng dẫn 172 được quy định như thế nào?