Điều kiện để được trở thành hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam Ấn Độ là gì? Có những nhiệm vụ và quyền lợi nào?
Điều kiện để được trở thành hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam Ấn Độ là gì?
Theo Điều 5 Điều lệ Hội Hữu nghị Việt Nam Ấn Độ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 49/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Công dân Việt Nam tán thành
Điều lệ của Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội, được Ban thường vụ Trung ương Hội chấp thuận thì được trở thành hội viên của Hội.
Theo quy định công dân Việt Nam tán thành Điều lệ của Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội, được Ban thường vụ Trung ương Hội chấp thuận thì được trở thành hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam Ấn Độ.
Theo khoản 2 Điều 10 Điều lệ Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 49/2005/QĐ-BNV có quy định về Ban thường vụ Trung ương Hội như sau:
Đại hội toàn thể hội viên hoặc Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu toàn quốc họp 5 năm một lần, có nhiệm vụ thảo luận chương trình công tác nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương Hội, thông qua Điều lệ và sửa đổi Điều lệ thông qua các chủ trương công tác của Hội và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội.
1. Ban Chấp hành Trung ương Hội là cơ quan lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội.
1.1. Ban Chấp hành Trung ương Hội bao gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, và các Ủy viên Ban Chấp hành.
1.2. Ban Chấp hành Trung ương Hội quyết định các chủ trương, biện pháp thi hành những Nghị quyết của Đại hội đề ra; chỉ đạo hội viên tham gia hoạt động Hội và tham gia các hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Ban Chấp hành Trung ương Hội họp mỗi năm một lần.
2. Ban Thường vụ do Ban Chấp hành Trung ương Hội cử, bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Ban Thường vụ, và Tổng thư ký. Ban Thường vụ họp 6 tháng 1 lần và có trách nhiệm:
2.1. Chỉ đạo Tổng Thư ký chuẩn bị nội dung các kỳ họp Ban Chấp hành và tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đại hội, các Nghị quyết của Ban Chấp hành, cùng với Chủ tịch Hội điều hành các kỳ họp của Ban Chấp hành.
2.2. Hướng dẫn các hội viên thực hiện các Nghị quyết của Trung ương Hội.
2.3. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên khi bị xâm phạm, giải quyết những vấn đề khó khăn của hội viên hay cơ sở Hội trong việc thực hiện Điều lệ của Hội.
2.4. Quyết định thành lập các Ban chuyên môn về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, tổ chức, thông tin và các lĩnh vực chuyên môn cần thiết khác và chỉ đạo hoạt động của các Ban chuyên môn.
Điều kiện để được trở thành hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam Ấn Độ là gì? Có những nhiệm vụ và quyền lợi nào? (Hình từ Internet)
Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam Ấn Độ có những nhiệm vụ và quyền lợi nào?
Theo Điều 6 Điều lệ Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 49/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Hội viên có những nhiệm vụ sau đây:
- Chấp hành Điều lệ, các Nghị quyết và chủ trương của Hội.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động và sinh hoạt của Hội.
- Đóng góp vào tài chính của Hội.
Theo đó, hội viên Hội Hữu nghị Việt Nam Ấn Độ có những nhiệm vụ sau đây:
- Chấp hành Điều lệ, các Nghị quyết và chủ trương của Hội.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động và sinh hoạt của Hội.
- Đóng góp vào tài chính của Hội.
Theo Điều 7 Điều lệ Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 49/2005/QĐ-BNV quy định hội viên có những quyền lợi sau đây:
- Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng, biểu quyết và thông qua các quyết định, chủ trương, chương trình hoạt động của Hội.
- Được Hội giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động nhằm mục đích góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Ấn Độ trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật phù hợp với mục tiêu của Hội.
- Được tham gia bầu cử, ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội.
- Được quyền tự nguyện xin ra khỏi.
Khi muốn ra khỏi Hội Hữu nghị Việt Nam Ấn Độ thì hội viên phải được ai chấp thuận?
Theo Điều 8 Điều lệ Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 49/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Điều 8. Khi muốn ra khỏi Hội, hội viên phải làm đơn xin ra và được Ban thường vụ Trung ương Hội chấp thuận.
Như vậy, khi muốn ra khỏi Hội Hữu nghị Việt Nam Ấn Độ, hội viên phải làm đơn xin ra và được Ban thường vụ Trung ương Hội chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?