Điều kiện để hộ gia đình được tách thửa đất giãn dân mà cơ quan nhà nước đã cấp? Mẫu đơn đề nghị tách thửa đất giãn dân hiện nay?
Đất giãn dân là gì?
>> Mới nhất Tải Luật Đất đai 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Đát giãn dân là một thuật ngữ khá mới, hiện tại chưa có văn bản pháp luật nào có định nghĩa cụ thể về đất giãn dân. Đất giãn dân có thể được hiểu là một dạng đất ở tái định cư.
Tại khoản 6 Điều 3 Luật nhà ở 2014 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
2. Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.
3. Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
4. Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.
5. Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.
6. Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật
...
Dựa theo quy định trên thì có thể hiểu đất ở tái định cư là đất được cơ quan nhà nước bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.
Đối với đất giãn dân thì đây cũng là một dạng đất được cơ quan nhà nước cấp cho gia đình.
Tuy nhiên đối tượng được cấp là các hộ gia đình bị nằm trong quy hoạch giải tỏa, hộ gia đình quá đông thành viên hoặc có hoàn cảnh khó khăn hoặc không có chỗ ở.
Điều kiện để hộ gia đình được tách thửa đất giãn dân mà cơ quan nhà nước đã cấp? Mẫu đơn đề nghị tách thửa đất giãn dân hiện nay? (Hình từ Internet)
Hộ gia đình có được tách thửa đất giãn dân mà cơ quan nhà nước đã cấp cho hay không?
Hiện tại cũng không có quy định cụ thể về việc tách thửa đất giãn dân do nhà nước cấp.
Tuy nhiên có thể dựa theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP để xác định điều kiện tách thửa.
Cụ thể, để tách thửa đất giãn dân mà cơ quan nhà nước đã cấp thì cần đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hoặc có đủ các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định.
(2) Thửa đất phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của địa phương đó.
(4) Thửa đất giãn dân không có tranh chấp.
(5) Đất đang không bị kê biên để bảo đảm thi hành án có nghĩa là Tòa án đang không giữ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu của mảnh đất đảm bảo việc thi hành án.
(6) Đất vẫn đang còn thời hạn sử dụng.
Bên cạnh đó, việc tách thửa đất cũng còn phải dựa theo quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ở địa phương theo quy định tại Điều 75a Nghị định 43/2014/NĐ-CP (bổ sung bởi khoản 23 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP).
Đơn đề nghị tách thửa giãn dân hiện nay phải được lập theo mẫu đơn nào?
Căn cứ Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT) quy định như sau:
Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
...
10. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất đối với trường hợp có nhu cầu; thửa đất được tách ra từ Giấy chứng nhận đã cấp chung cho nhiều thửa đất để cấp riêng một Giấy chứng nhận gồm có:
a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.
Đối với trường hợp thửa đất được tách ra từ Giấy chứng nhận đã cấp chung cho nhiều thửa đất để cấp riêng một Giấy chứng nhận thì không kê khai, không xác nhận các thông tin tại điểm 5 của mục I, các mục II và IV của Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
11. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất, gồm có:
a) Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
...
Theo đó, đơn đề nghị tách thửa được lập theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT TẢI VỀ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?