Điều kiện để hoạt động của điểm đo khí tượng thủy văn tự động là gì? Thiết bị đo của trạm thủy văn tự động được lắp đặt ở vị trí nào?
Điều kiện để hoạt động của điểm đo khí tượng thủy văn tự động là gì?
Vị trí điểm đo của trạm thủy văn tự động cần đảm bảo yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 2 Quy định kỹ thuật đối với hoạt động của các trạm khí tượng thủy văn tự động ban hành kèm theo Thông tư 70/2015/TT-BTNMT quy định như sau:
1. Trạm khí tượng thủy văn tự động là: hệ thống thiết bị được lắp đặt tại các trạm khí tượng thủy văn thực hiện đo đạc, thu thập và truyền số liệu khí tượng thủy văn tự động;
Theo khoản 1 Điều 3 Quy định kỹ thuật đối với hoạt động của các trạm khí tượng thủy văn tự động ban hành kèm theo Thông tư 70/2015/TT-BTNMT quy định như sau:
Điều kiện hoạt động của trạm, điểm đo
1. Các yếu tố đo của các trạm, điểm đo được quy định trên cơ sở mục đích, nhu cầu về số liệu và phù hợp với điều kiện thực tế (chi tiết tại Phụ lục 1 của Thông tư này).
2. Các thông số kỹ thuật của thiết bị đo (chi tiết tại Phụ lục 2 của Thông tư này).
3. Thiết bị đo trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định/hiệu chuẩn ban đầu; trong quá trình sử dụng phải thực hiện kiểm định/hiệu chuẩn; sau khi sửa chữa, để đưa trở lại hoạt động phải thực hiện kiểm tra/hiệu chuẩn.
4. Đối với thiết bị đo chưa có điều kiện kiểm định hoặc các thiết bị đo chủng loại mới chưa đưa vào mạng lưới trạm khí tượng thủy văn hoạt động phải có hồ sơ nguồn gốc xuất xứ, đặc tính kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; trước khi đưa vào hoạt động phải thử nghiệm, kiểm tra, so sánh và được cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá và quyết định.
5. Thiết bị đo phải có tài liệu kỹ thuật, phần mềm của hãng sản xuất; hướng dẫn bảo dưỡng, vận hành và khai thác bằng tiếng Việt.
6. Các trạm khí tượng thủy văn tự động phải có hồ sơ để quản lý.
Theo đó, hoạt động của điểm đo khí tượng thủy văn tự động cần đáp ứng điều kiện sau:
- Các yếu tố đo của các trạm, điểm đo được quy định trên cơ sở mục đích, nhu cầu về số liệu và phù hợp với điều kiện thực tế (chi tiết tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 70/2015/TT-BTNMT).
- Các thông số kỹ thuật của thiết bị đo (chi tiết tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 70/2015/TT-BTNMT).
- Thiết bị đo trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định/hiệu chuẩn ban đầu; trong quá trình sử dụng phải thực hiện kiểm định/hiệu chuẩn; sau khi sửa chữa, để đưa trở lại hoạt động phải thực hiện kiểm tra/hiệu chuẩn.
- Đối với thiết bị đo chưa có điều kiện kiểm định hoặc các thiết bị đo chủng loại mới chưa đưa vào mạng lưới trạm khí tượng thủy văn hoạt động phải có hồ sơ nguồn gốc xuất xứ, đặc tính kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; trước khi đưa vào hoạt động phải thử nghiệm, kiểm tra, so sánh và được cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá và quyết định.
- Thiết bị đo phải có tài liệu kỹ thuật, phần mềm của hãng sản xuất; hướng dẫn bảo dưỡng, vận hành và khai thác bằng tiếng Việt.
- Các trạm khí tượng thủy văn tự động phải có hồ sơ để quản lý.
Vị trí điểm đo của trạm thủy văn tự động cần đảm bảo yêu cầu nào?
Theo khoản 3 Điều 4 Quy định kỹ thuật đối với hoạt động của các trạm khí tượng thủy văn tự động ban hành kèm theo Thông tư 70/2015/TT-BTNMT quy định như sau:
Vị trí trạm, điểm đo
...
3. Đối với trạm thủy văn tự động
a) Vị trí đo mực nước phải đảm bảo:
- Đo được mực nước cao nhất, thấp nhất;
- Lòng sông tương đối ổn định (ít bồi, xói);
- Không bị ảnh hưởng của ghềnh, thác, cây cối hoặc các chướng ngại vật khác.
b) Vị trí đo lưu lượng nước phải đảm bảo:
- Không có hiện tượng nước chảy quẩn và không bị ảnh hưởng nước vật;
- Mặt cắt ngang tuyến đo dòng chảy bảo đảm đo được dòng chảy trong sông từ mực nước thấp nhất đến mực nước lũ lớn nhất đã xảy ra;
- Đoạn sông phải thẳng và có độ dài tối thiểu bằng 3 lần độ rộng mặt nước ứng với mực nước trung bình;
- Lòng sông không có hoặc ít chướng ngại vật;
- Bờ sông ổn định; đoạn sông không có bãi tràn hoặc có bãi tràn nhỏ nhất; không có xuất, nhập lưu.
Theo đó, vị trí điểm đo của trạm thủy văn tự động cần đảm bảo yêu cầu sau:
(1) Vị trí đo mực nước phải đảm bảo:
- Đo được mực nước cao nhất, thấp nhất;
- Lòng sông tương đối ổn định (ít bồi, xói);
- Không bị ảnh hưởng của ghềnh, thác, cây cối hoặc các chướng ngại vật khác.
(2) Vị trí đo lưu lượng nước phải đảm bảo:
- Không có hiện tượng nước chảy quẩn và không bị ảnh hưởng nước vật;
- Mặt cắt ngang tuyến đo dòng chảy bảo đảm đo được dòng chảy trong sông từ mực nước thấp nhất đến mực nước lũ lớn nhất đã xảy ra;
- Đoạn sông phải thẳng và có độ dài tối thiểu bằng 3 lần độ rộng mặt nước ứng với mực nước trung bình;
- Lòng sông không có hoặc ít chướng ngại vật;
- Bờ sông ổn định; đoạn sông không có bãi tràn hoặc có bãi tràn nhỏ nhất; không có xuất, nhập lưu.
Thiết bị đo của trạm thủy văn tự động được lắp đặt ở vị trí nào?
Theo khoản 4 Điều 5 Quy định kỹ thuật đối với hoạt động của các trạm khí tượng thủy văn tự động ban hành kèm theo Thông tư 70/2015/TT-BTNMT quy định như sau:
Lắp đặt thiết bị
....
4. Đối với các trạm thủy văn
a) Bộ cảm biến đo mực nước:
- Đối với bộ cảm biến đo không tiếp xúc với nước: bộ cảm biến đo phải được gắn cố định tại một vị trí cao hơn mực nước cao nhất đã xuất hiện tối thiểu 1 m;
- Đối với bộ cảm biến đo tiếp xúc với nước: bộ cảm biến đo phải thấp hơn mực nước thấp nhất đã xuất hiện tối thiểu 20 cm;
- Vị trí đo mực nước phải được dẫn độ cao tuyệt đối quốc gia.
b) Bộ cảm biến đo lưu lượng nước:
- Đối với bộ cảm biến đo tiếp xúc với nước phải được lắp đặt chắc chắn trên tàu, thuyền, ca nô hoặc công trình bảo đảm quan trắc được lưu lượng nước của toàn bộ mặt cắt ngang sông;
- Đối với bộ cảm biến đo không tiếp xúc với nước, bộ cảm biến đo phải được gắn cố định tại một vị trí cao hơn mực nước cao nhất đã xuất hiện tối thiểu 1 m.
c) Bộ cảm biến đo hàm lượng chất lơ lửng phải gắn chắc chắn và treo vào vật đủ nặng để không bị trôi theo dòng nước.
Theo đó, thiết bị đo của trạm thủy văn tự động được lắp đặt ở vị trí sau:
(1) Bộ cảm biến đo mực nước:
- Đối với bộ cảm biến đo không tiếp xúc với nước: bộ cảm biến đo phải được gắn cố định tại một vị trí cao hơn mực nước cao nhất đã xuất hiện tối thiểu 1 m;
- Đối với bộ cảm biến đo tiếp xúc với nước: bộ cảm biến đo phải thấp hơn mực nước thấp nhất đã xuất hiện tối thiểu 20 cm;
- Vị trí đo mực nước phải được dẫn độ cao tuyệt đối quốc gia.
(2) Bộ cảm biến đo lưu lượng nước:
- Đối với bộ cảm biến đo tiếp xúc với nước phải được lắp đặt chắc chắn trên tàu, thuyền, ca nô hoặc công trình bảo đảm quan trắc được lưu lượng nước của toàn bộ mặt cắt ngang sông;
- Đối với bộ cảm biến đo không tiếp xúc với nước, bộ cảm biến đo phải được gắn cố định tại một vị trí cao hơn mực nước cao nhất đã xuất hiện tối thiểu 1 m.
c) Bộ cảm biến đo hàm lượng chất lơ lửng phải gắn chắc chắn và treo vào vật đủ nặng để không bị trôi theo dòng nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?