Điều kiện để học sinh THPT được xếp loại khá là gì? Ngoài ra, các quy định khác về việc xếp loại học sinh cần đáp ứng những điều kiện nào?
Điều kiện để học sinh THPT được xếp loại khá
Theo khoản 2 Điều 13 của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011) và được sửa đổi bởi khoản 6, khoản 7 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn xếp loại khá như sau:
"2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ."
Theo đó để đủ điều kiện là học sinh khá thì bạn phải đảm bảo 3 điều kiện nêu trên, môn Toán, Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ trên 6.5 và đảm bảo không có môn nào điểm dưới 5,0 và các môn học khác xét đánh giá đều đạt.
Điều kiện để học sinh THPT được xếp loại khá
Tải trọn bộ các văn bản về điều kiện xếp loại học sinh THPT: Tải về
Điều kiện để học sinh THPT được xếp loại giỏi
Theo khoản 1 Điều 13 của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011) và được sửa đổi bởi khoản 6, khoản 7 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn xếp loại giỏi như sau:
- Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
+ Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;
+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Như vậy, để đủ các tiêu chuẩn xếp loại giỏi thì phải đảm bảo điểm trung bình các môn từ 8.0 trở lên, môn Toán, Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên và đảm bảo không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5 và các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
* Lưu ý: Đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên thì điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên.
Điều kiện để học sinh THPT được xếp loại trung bình
Theo khoản 3 Điều 13 của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011) và được sửa đổi bởi khoản 6, khoản 7 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn xếp loại học trung bình như sau:
- Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
+ Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;
+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Như vậy, để đủ các tiêu chuẩn xếp loại trung bình thì phải đảm bảo điểm trung bình các môn từ 5.0 trở lên, môn Toán, Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ từ 5,0 trở lên và đảm bảo không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5 và các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Một số quy định khác về điều kiện xếp loại học sinh
Theo Điều 13 của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011) và được sửa đổi bởi khoản 6, khoản 7 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học như sau:
(1) Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.
(2) Loại kém: Các trường hợp còn lại.
(3) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức của từng loại quy định tại các Khoản 1, 2 điều này nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:
- Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K.
- Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
- Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
- Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.
Trên đây là một vài quy định khác về điều kiện xếp loại yếu, kém và điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình cả năm theo pháp luật quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?