Điều kiện để mở công ty kinh doanh xăng dầu là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu?
Các hoạt động kinh doanh xăng dầu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, quy định về các hoạt động kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động: Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.
- Thương nhân kinh doanh xăng dầu được quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/01/2022), bao gồm: Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu; thương nhân phân phối xăng dầu; thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu; thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu; thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu; thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu.
- Thương nhân đầu mối xăng dầu quy định tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/01/2022):
+Thương nhân đầu mối bao gồm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu.
+Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu là thương nhân mua xăng dầu trực tiếp từ nhà máy sản xuất, pha chế xăng dầu (hoặc từ doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy trong trường hợp nhà máy sản xuất không trực tiếp bán xăng dầu thành phẩm) hoặc nhập khẩu xăng dầu để cung ứng xăng dầu cho hệ thống của mình, bán cho thương nhân kinh doanh xăng dầu khác và xuất khẩu xăng dầu.
+Doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy lọc dầu được quyền xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thành phẩm để bảo đảm cân đối nguồn xăng dầu cung cấp cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
+Thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu là thương nhân thực hiện quá trình công nghệ chưng cất, chế biến dầu thô, sản phẩm xăng dầu, bán thành phẩm xăng dầu, chất thải và các nguyên vật liệu khác thành các sản phẩm xăng dầu.
Điều kiện để mở công ty kinh doanh xăng dầu là gì?
Điều kiện để mở công ty kinh doanh xăng dầu là gì?
Theo quy định tai Điều 7 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/01/2022), thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có các điều kiện sau đây sẽ được Bộ Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 08/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/01/2018).
- Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy nghìn tấn (7.000 tấn), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng từ năm (05) năm trở lên.
- Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lăm nghìn mét khối (15.000 m3) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh xăng dầu từ năm (05) năm trở lên (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/01/2022).
- Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh xăng dầu từ năm (05) năm trở lên (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/01/2022).
- Có hệ thống phân phối xăng dầu: tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên, trong đó có ít nhất năm (05) cửa hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp; tối thiểu bốn mươi (40) tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/01/2022).
- Thương nhân đầu mối kinh doanh nhiên liệu hàng không không bắt buộc phải có hệ thống phân phối quy định tại khoản 5 Điều này nhưng phải đáp ứng thêm điều kiện sau(được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/01/2022):
+ Có phương tiện vận tải, xe tra nạp nhiên liệu hàng không phù hợp với quy định, tiêu chuẩn mặt hàng nhiên liệu hàng không thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên.
+ Có kho tiếp nhận tại sân bay với các trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng các tiêu chuẩn của mặt hàng nhiên liệu hàng không thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên
+ Có phòng thử nghiệm đủ năng lực thuộc sở hữu hoặc thuê để kiểm tra chất lượng mặt hàng nhiên liệu hàng không theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế theo quy định hiện hành.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/01/2022), quy định Bộ Công Thương có thẩm quyền cấp mới, cấp bổ sung, sửa đổi và cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cho thương nhân có đủ các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?