Điều kiện đề nghị xét tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với cá nhân tham gia phòng chống bạo lực gia đình được quy định thế nào?
- Điều kiện đề nghị xét tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với cá nhân tham gia phòng chống bạo lực gia đình được quy định thế nào?
- Cá nhân tổ chức thông tin, tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình cần đảm bảo những yêu cầu gì?
- Công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình gồm những nội dung gì?
Điều kiện đề nghị xét tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với cá nhân tham gia phòng chống bạo lực gia đình được quy định thế nào?
Điều kiện đề nghị xét tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với cá nhân tham gia phòng chống bạo lực gia đình được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 24/2011/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Điều kiện khen thưởng
1. Điều kiện đề nghị xét tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư này;
b) Tại thời điểm đề nghị khen thưởng không vi phạm những quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
....
Theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 24/2011/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Tiêu chuẩn và hình thức khen thưởng
1. Tiêu chuẩn khen thưởng:
a) Cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình như: tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống bạo lực gia đình, truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình; thông tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình; hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; xử lý các hành vi bạo lực gia đình; huy động nguồn lực hoặc trực tiếp hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình;
....
Theo đó, cá nhân tham gia phòng chống bạo lực gia đình được đề nghị xét tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cần đáp ứng được những điều kiện sau đây:
- Đạt một trong các tiêu chuẩn khen thưởng, cụ thể:
Cá nhân có nhiều đóng góp cho hoạt động phòng chống bạo lực gia đình như:
+ Tổ chức, chỉ đạo công tác phòng chống bạo lực gia đình, truyền thông về phòng chống bạo lực gia đình;
+ Thông tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình;
+ Hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
+ Xử lý các hành vi bạo lực gia đình;
+ Huy động nguồn lực hoặc trực tiếp hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động phòng chống bạo lực gia đình;
- Tại thời điểm đề nghị xét tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không vi phạm những quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình.
Cá nhân tổ chức thông tin, tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Cá nhân tổ chức thông tin, tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình cần đảm bảo những yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) như sau:
Mục đích, yêu cầu trong thông tin, truyền thông, giáo dục
...
2. Việc thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Thường xuyên, chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
b) Phù hợp với trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, địa bàn; chú trọng đến trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc, người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
c) Chú trọng thay đổi hành vi của người có hành vi bạo lực gia đình, người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, định kiến giới;
d) Bình đẳng giới, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị bạo lực gia đình và những người có liên quan;
đ) Bảo đảm an toàn thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình.
Trước đây, thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu được quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) quy định như sau:
Mục đích và yêu cầu của thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.
2. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
b) Phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo;
c) Không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình.
Căn cứ trên quy định thông tin, tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
- Phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo;
- Không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình.
Công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình gồm những nội dung gì?
Công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình gồm những nội dung quy định tại Điều 14 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) như sau:
- Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Quyền con người, quyền công dân, bình đẳng giới trong gia đình.
- Truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam; gương người tốt, việc tốt trong xây dựng gia đình hạnh phúc và phòng, chống bạo lực gia đình.
- Kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử trong gia đình; kỹ năng bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình.
- Kinh nghiệm phòng, chống bạo lực gia đình trong nước và quốc tế.
- Nội dung khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
Trước đây, nội dung thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định theo Điều 10 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) như sau:
Nội dung thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình.
2. Truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.
3. Tác hại của bạo lực gia đình.
4. Biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hoá.
6. Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo đó, công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình gồm những nội dung sau:
- Chính sách, pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình.
- Truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.
- Tác hại của bạo lực gia đình.
- Biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng chống bạo lực gia đình.
- Kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hoá.
- Các nội dung khác có liên quan đến phòng chống bạo lực gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?