Điều kiện để Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xem xét, hỗ trợ việc nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài đối với nhà khoa học?

Cho hỏi Điều kiện để Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xem xét, hỗ trợ việc nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài đối với nhà khoa học? Bên cạnh đó thì căn cứ pháp lý ở văn bản nào vậy? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Tân (Long An).

Điều kiện để Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xem xét, hỗ trợ việc nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài đối với nhà khoa học?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 09/2015/TT-BKHCN như sau:

Thực tập, nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài
1. Điều kiện xem xét hỗ trợ:
Quỹ xem xét, hỗ trợ việc thực tập, nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài đối với nhà khoa học đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Được tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài hoặc nhà khoa học nước ngoài có kết quả nghiên cứu công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín trong thời gian năm (05) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ mời thực tập, nghiên cứu;
b) Thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đang thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia hoặc tương đương. Việc thực tập, nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề nghiên cứu của nhiệm vụ mà điều kiện trong nước không thực hiện được;
- Tham gia chương trình hợp tác giữa Quỹ và các tổ chức nước ngoài nhằm nâng cao năng lực và khả năng hợp tác nghiên cứu giữa nhà khoa học Việt Nam và quốc tế;
- Là nhà khoa học trẻ tài năng không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập, đăng ký thực hiện nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài trong lĩnh vực được Việt Nam ưu tiên phát triển tại thời điểm đăng ký.
...

Như vậy, để Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xem xét, hỗ trợ việc nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài đối với nhà khoa học cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Được tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài hoặc nhà khoa học nước ngoài có kết quả nghiên cứu công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín trong thời gian năm (05) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ mời thực tập, nghiên cứu;

- Thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đang thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia hoặc tương đương. Việc thực tập, nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề nghiên cứu của nhiệm vụ mà điều kiện trong nước không thực hiện được;

+ Tham gia chương trình hợp tác giữa Quỹ và các tổ chức nước ngoài nhằm nâng cao năng lực và khả năng hợp tác nghiên cứu giữa nhà khoa học Việt Nam và quốc tế;

+ Là nhà khoa học trẻ tài năng không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập, đăng ký thực hiện nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài trong lĩnh vực được Việt Nam ưu tiên phát triển tại thời điểm đăng ký.

Khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)

Tiêu chí để Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xem xét hỗ trợ nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 09/2015/TT-BKHCN như sau:

Thực tập, nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài
...
2. Tiêu chí xem xét hỗ trợ:
a) Chất lượng của thuyết minh đề cương nghiên cứu;
b) Thành tích nghiên cứu của người đề nghị tài trợ;
c) Thành tích nghiên cứu của nhà khoa học đối tác nước ngoài; sự phù hợp chuyên môn và điều kiện cơ sở vật chất của tổ chức khoa học và công nghệ đối tác nước ngoài;
đ) Dự toán kinh phí hợp lý.
...

Như vậy, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xem xét hỗ trợ nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài thông qua những tiêu chí như sau:

- Chất lượng của thuyết minh đề cương nghiên cứu;

- Thành tích nghiên cứu của người đề nghị tài trợ;

- Thành tích nghiên cứu của nhà khoa học đối tác nước ngoài; sự phù hợp chuyên môn và điều kiện cơ sở vật chất của tổ chức khoa học và công nghệ đối tác nước ngoài;

- Dự toán kinh phí hợp lý.

Hồ sơ đăng ký xem xét hỗ trợ nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài bao gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 09/2015/TT-BKHCN như sau:

Thực tập, nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài
...
3. Nội dung hỗ trợ:
Quỹ hỗ trợ cá nhân nhà khoa học đi thực tập, nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài một vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông từ Việt Nam đến đơn vị chủ trì nghiên cứu, chi phí đi lại ở hai đầu sân bay, chi phí ăn, ở, bảo hiểm trong thời gian ở nước ngoài.
4. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi công tác theo Mẫu NCNLQG 06 quy định tại Phụ lục của Thông tư này;
b) Thư giới thiệu của 02 nhà khoa học theo Mẫu NCNLQG 07 quy định tại Phụ lục của Thông tư này. Nhà khoa học viết thư giới thiệu phải cùng chuyên môn với người đề nghị hỗ trợ, có học vị Tiến sĩ và có kết quả nghiên cứu chuyên ngành phù hợp được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín trong thời gian năm (05) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
c) Thư mời hợp tác nghiên cứu của tổ chức khoa học và công nghệ đối tác nước ngoài hoặc thư chấp nhận hướng dẫn nghiên cứu của nhà khoa học nước ngoài có cùng chuyên ngành khoa học trong đó nêu rõ địa điểm, thời gian, nội dung thực tập, nghiên cứu và trách nhiệm chi trả các khoản kinh phí liên quan;
d) Thuyết minh đề cương nghiên cứu tại tổ chức khoa học và công nghệ đối tác nước ngoài (làm rõ mục tiêu, ý nghĩa, sự cần thiết của chuyến thực tập nghiên cứu, nội dung, phương pháp, kế hoạch nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được) được nhà khoa học đối tác nước ngoài chấp thuận;
đ) Lý lịch khoa học của người nộp đơn đề nghị hỗ trợ theo Mẫu NCNLQG 02 quy định tại Phụ lục của Thông tư này;
e) Các tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều này;
g) Dự toán kinh phí đề nghị Quỹ hỗ trợ, trong đó nêu rõ các khoản chi phí được phía nước ngoài cam kết tài trợ (nếu có) theo Mẫu NCNLQG 08 quy định tại Phụ lục của Thông tư này.
5. Đăng ký đề nghị hỗ trợ:
a) Nơi nộp hồ sơ: Văn phòng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia;
b) Thời gian nộp hồ sơ: chậm nhất là ba (03) tháng trước ngày dự kiến bắt đầu thực hiện nghiên cứu ở nước ngoài.

Như vậy, hồ sơ đăng ký xem xét hỗ trợ nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài bao gồm:

- Đơn đề nghị hỗ trợ có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi công tác theo Mẫu NCNLQG 06 quy định tại Phụ lục của Thông tư này;

- Thư giới thiệu của 02 nhà khoa học theo Mẫu NCNLQG 07 quy định tại Phụ lục của Thông tư này. Nhà khoa học viết thư giới thiệu phải cùng chuyên môn với người đề nghị hỗ trợ, có học vị Tiến sĩ và có kết quả nghiên cứu chuyên ngành phù hợp được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín trong thời gian năm (05) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

- Thư mời hợp tác nghiên cứu của tổ chức khoa học và công nghệ đối tác nước ngoài hoặc thư chấp nhận hướng dẫn nghiên cứu của nhà khoa học nước ngoài có cùng chuyên ngành khoa học trong đó nêu rõ địa điểm, thời gian, nội dung thực tập, nghiên cứu và trách nhiệm chi trả các khoản kinh phí liên quan;

- Thuyết minh đề cương nghiên cứu tại tổ chức khoa học và công nghệ đối tác nước ngoài (làm rõ mục tiêu, ý nghĩa, sự cần thiết của chuyến thực tập nghiên cứu, nội dung, phương pháp, kế hoạch nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được) được nhà khoa học đối tác nước ngoài chấp thuận;

- Lý lịch khoa học của người nộp đơn đề nghị hỗ trợ theo Mẫu NCNLQG 02 quy định tại Phụ lục của Thông tư này;

- Các tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều này;

- Dự toán kinh phí đề nghị Quỹ hỗ trợ, trong đó nêu rõ các khoản chi phí được phía nước ngoài cam kết tài trợ (nếu có) theo Mẫu NCNLQG 08 quy định tại Phụ lục của Thông tư này.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nội dung hoạt động đầu tư Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp? Sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ có phải nộp thuế phần đã trích?
Pháp luật
Mẫu báo cáo trích lập, sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổ chức tài chính vi mô có được phép sử dụng cho đầu tư khoa học và công nghệ ở nước ngoài?
Pháp luật
Để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp ngoài nhà nước được quyền trích bao nhiêu từ thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp?
Pháp luật
Toàn bộ tiền trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp có phải đều là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Pháp luật
Điều kiện để Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xem xét, hỗ trợ việc nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài đối với nhà khoa học?
Pháp luật
Đối tượng nào được vay lãi suất thấp từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Bộ Quốc phòng? Điều kiện cho vay?
Pháp luật
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trực thuộc cơ quan nào? Trụ sở chính của Quỹ ở đâu?
Pháp luật
Thành viên Ban Kiểm soát Quỹ NAFOSTED phải là người có trình độ chuyên môn, am hiểu về các lĩnh vực nào?
Pháp luật
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia là gì? Tên giao dịch quốc tế được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
904 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào