Điều kiện để sĩ quan quân đội được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự khu vực là gì?
- Điều kiện để sĩ quan quân đội được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự khu vực là gì?
- Những việc Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự khu vực không được làm là gì?
- Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự khu vực có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
Điều kiện để sĩ quan quân đội được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự khu vực là gì?
Theo Điều 77 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự:
1. Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
2. Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
3. Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.
Căn cứ trên quy định sĩ quan quân đội tại ngũ có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự khu vực:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
- Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.
Những việc Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự khu vực không được làm là gì?
Theo Điều 84 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định những việc Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự khu vực không được làm bao gồm:
- Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
- Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
- Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
- Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
- Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Điều kiện để sĩ quan quân đội được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự khu vực là gì? (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự khu vực có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 83 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự khu vực có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
1. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng; trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền. Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với vi phạm pháp luật của Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Kiểm sát viên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do luật định.
3. Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn.
4. Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?