Điều kiện để Thẩm phán trung cấp tham gia thi nâng ngạch lên Thẩm phán cao cấp là gì? Người đăng ký dự thi cần chuẩn bị những hồ sơ nào?
Điều kiện để Thẩm phán trung cấp tham gia thi nâng ngạch lên Thẩm phán cao cấp là gì?
Thi nâng ngạch Thẩm phán cao cấp (Hình từ Internet)
Theo khoản 4 Điều 2 Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-TANDTC quy định như sau:
Đối tượng dự thi
...
4. Người đang là Thẩm phán trung cấp có đủ điều kiện quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 68 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân thì có thể được tham gia thi nâng ngạch lên Thẩm phán cao cấp.
...
Căn cứ trên quy định Thẩm phán trung cấp muốn tham gia thi nâng ngạch lên Thẩm phán cao cấp thì cần đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 68 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, cụ thể:
Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp
...
4. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thi có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự:
a) Đã là Thẩm phán trung cấp từ đủ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp cao, của Tòa án quân sự trung ương theo quy định của luật tố tụng;
...
Theo đó, Thẩm phán trung cấp muốn tham gia thi nâng ngạch lên Thẩm phán cao cấp thì cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Đã là Thẩm phán trung cấp từ đủ 05 năm trở lên;
- Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp cao, của Tòa án quân sự trung ương theo quy định của luật tố tụng;
Lưu ý: Nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự.
Đăng ký dự thi nâng ngạch Thẩm phán cao cấp cần chuẩn bị những giấy tờ hồ sơ nào?
Theo Điều 9 Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-TANDTC quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký dự thi gồm
1. Đơn đăng ký dự thi (theo mẫu);
2. Sơ yếu lý lịch (theo mẫu 2C -BNV/2008);
3. Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định;
4. Bản sao bằng tốt nghiệp ngành luật (từ cử nhân luật trở lên);
5. Bản sao Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ xét xử (đối với thi tuyển chọn Thẩm phán); Quyết định bổ nhiệm Thẩm phán (đối với thi nâng ngạch Thẩm phán);
6. Văn bản nhận xét, đánh giá và đề nghị của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đăng ký dự thi;
7. Các tài liệu khác theo thông báo của Hội đồng thi.
Căn cứ quy định trên thì Thẩm phán trung cấp muốn tham gia thi nâng ngạch lên Thẩm phán trung cấp cần chuẩn bị những giấy tờ hồ sơ sau đây:
- Đơn đăng ký dự thi;
- Sơ yếu lý lịch (Theo Mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định 02/2008/QĐ-BNV)
Tải Mẫu sơ yếu lý lịch: Tải về
- Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định;
- Bản sao bằng tốt nghiệp ngành luật (từ cử nhân luật trở lên);
- Quyết định bổ nhiệm Thẩm phán (đối với thi nâng ngạch Thẩm phán);
- Văn bản nhận xét, đánh giá và đề nghị của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đăng ký dự thi;
- Các tài liệu khác theo thông báo của Hội đồng thi.
Người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán cao cấp phải có bài thi đạt từ bao nhiêu điểm trở lên?
Theo khoản 1 Điều 15 Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-TANDTC quy định về Hội đồng thi như sau:
Xác định người trúng tuyển
Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển chọn, thi nâng ngạch Thẩm phán phải có đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Dự thi và có đủ các bài thi của các môn thi; có điểm của mỗi bài thi từ 5/10 điểm trở lên theo thang điểm của từng môn thi.
2. Có kết quả thi tuyển trong số cao nhất theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu Thẩm phán được tuyển chọn, nâng ngạch.
3. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cuối cùng theo khoản 2 Điều này mà chỉ tiêu Thẩm phán được tuyển chọn, nâng ngạch không đủ cho cả số những người đó thì người trúng tuyển là người có điểm bài thi viết cao hơn. Nếu điểm bài thi viết bằng nhau thì tổ chức phần thi phụ hoặc Chủ tịch Hội đồng thi xem xét các điều kiện, tiêu chuẩn khác để quyết định người trúng tuyển.
Căn cứ quy định trên thì người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán cao cấp phải dự thi và có đủ các bài thi của các môn thi; có điểm của mỗi bài thi từ 5/10 điểm trở lên theo thang điểm của từng môn thi.
Ngoài ra, người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán cao cấp cần đáp ứng thêm các điều kiện sau:
- Có kết quả thi tuyển trong số cao nhất theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu Thẩm phán được tuyển chọn.
- Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cuối cùng theo khoản 2 Điều này mà chỉ tiêu Thẩm phán được tuyển chọn không đủ cho cả số những người đó thì người trúng tuyển là người có điểm bài thi viết cao hơn.
Nếu điểm bài thi viết bằng nhau thì tổ chức phần thi phụ hoặc Chủ tịch Hội đồng thi xem xét các điều kiện, tiêu chuẩn khác để quyết định người trúng tuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?