Điều kiện để trở thành tổng biên tập là gì? Có thể làm tổng biên tập của nhiều tờ báo cùng lúc hay không?
Điều kiện để trở thành tổng biên tập của một tờ báo là gì?
Tổng biên tập là người đứng đầu của một cơ quan báo chí theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Báo chí 2016 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm tổng biên tập tại một cơ quan báo chí như sau:
"2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí gồm:
a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo không áp dụng tiêu chuẩn này;
c) Có thẻ nhà báo còn hiệu lực. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo, tạp chí khoa học không áp dụng tiêu chuẩn này;
d) Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động."
Như vậy nếu muốn được bổ nhiệm trở thành tổng biên tập của một tờ báo bạn bước đầu bạn cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu nên trên, còn việc bổ nhiệm tổng biên tập của một tờ báo còn tùy thuộc vào quy chế của cơ quan báo chí đó chứ không phải chỉ cần đủ điều kiện là có thể.
Điều kiện để trở thành tổng biên tập là gì? Có thể làm tổng biên tập của nhiều tờ báo cùng lúc hay không?
Có thể làm tổng biên tập của nhiều tờ báo cùng một lúc hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 24 Luật Báo chí 2016 quy định nhiệm vụ quyền hạn của tổng biên tập như sau:
"Điều 24. Nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu cơ quan báo chí
1. Chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản báo chí và trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của cơ quan báo chí.
3. Phê duyệt kết cấu nội dung ấn phẩm; kênh, chương trình phát thanh, truyền hình; báo, chuyên trang của báo điện tử.
4. Chỉ đạo thực hiện đúng tôn chỉ, Mục đích và các quy định ghi trong giấy phép.
5. Quản lý nhân sự, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà báo, phóng viên, nhân viên; quản lý tài sản, cơ sở vật chất của cơ quan báo chí.
6. Không được đảm nhiệm chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan báo chí khác."
Chiếu theo quy định trên nếu bạn đã là tổng biên tập tại một tòa soạn báo hoặc tại một cơ quan báo chí nào đó rồi thì không được đồng thời đảm nhiệm vị trí tương đương hoặc cấp phó của một người đứng đầu tại cơ quan báo chí khác.
Biên tập viên tại một tòa soạn báo có bằng cao đẳng thì có thể được cấp thẻ nhà báo hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 26 Luật Báo chí 2016 thì các đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo bao gồm:
- Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, thông tấn.
- Trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí, thông tấn.
- Phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn.
- Người quay phim, đạo diễn chương trình phát thanh, truyền hình (trừ phim truyện) của các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và sản xuất phim tài liệu của Nhà nước.
- Phóng viên, biên tập viên, người phụ trách công tác phóng viên, biên tập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương.
- Người đã được cấp thẻ nhà báo nhưng được Điều chuyển sang làm công việc khác vẫn tiếp tục có tác phẩm báo chí được sử dụng theo quy định.
Vậy theo quy định này biên tập viên tại một tòa soạn báo là đối tượng có thể được xét cấp thẻ nhà báo.
Căn cứ quy định tại khoản Điều 27 Luật Báo chí 2016 thì điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo của biên tập viên tại cơ quan báo chí, thông tấn như sau:
1. Người công tác tại cơ quan báo chí quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Luật này được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm các Điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;
c) Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 02 năm trở lên tính đến thời Điểm xét cấp thẻ, trừ tổng biên tập tạp chí khoa học và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
d) Được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác đề nghị cấp thẻ nhà báo.
Chiếu theo quy định trên thì biên tập viên không có bằng đại học thì không đủ tiêu chuẩn để được xét cấp thẻ nhà báo trừ khi là người dân tộc thiểu số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?