Điều kiện để xác định chết não là gì? Ai có quyền phê duyệt danh sách chuyên gia tham gia xác định chết não?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề xác định chết não. Cho tôi hỏi điều kiện để xác định chết não là gì? Ai có quyền phê duyệt danh sách chuyên gia tham gia xác định chết não? Câu hỏi của chị Huyền Anh ở Đồng Tháp.

Điều kiện để xác định chết não là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 về điều kiện để xác định là chết não như sau:

Mục đích và điều kiện xác định chết não
1. Việc xác định chết não là cơ sở pháp lý để tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể của người có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết.
2. Điều kiện để xác định là chết não bao gồm:
a) Có đủ tiêu chuẩn về chết não theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Luật này;
b) Được ba chuyên gia quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật này trực tiếp khám và kết luận là chết não;
c) Việc chẩn đoán chết não chỉ được thực hiện ở các cơ sở y tế có khoa hồi sức cấp cứu, có máy thở, máy phân tích khí, máu và đủ các điều kiện khác theo quy định tại Điều 16 của Luật này.

Theo Điều 28 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định về tiêu chuẩn lâm sàng và tiêu chuẩn thời gian để xác định chết não như sau:

Tiêu chuẩn lâm sàng và tiêu chuẩn thời gian để xác định chết não
1. Tiêu chuẩn lâm sàng để xác định chết não bao gồm:
a) Hôn mê sâu (thang điểm hôn mê Glasgow bằng 3 điểm);
b) Đồng tử cố định (đường kính đồng tử hai bên giãn trên 4 mm);
c) Đồng tử mất phản xạ với ánh sáng;
d) Mất phản xạ giác mạc;
đ) Mất phản xạ ho khi kích thích phế quản;
e) Không có phản xạ đầu - mắt;
g) Mắt không quay khi bơm 50ml nước lạnh vào tai;
h) Mất khả năng tự thở khi bỏ máy thở.
2. Tiêu chuẩn thời gian để xác định chết não ít nhất là 12 giờ, kể từ khi người bệnh có đủ các tiêu chuẩn lâm sàng theo quy định tại khoản 1 Điều này và không hồi phục mới được chẩn đoán chết não.
3. Bộ Y tế quy định cụ thể các trường hợp không áp dụng các tiêu chuẩn lâm sàng quy định tại khoản 1 Điều này để xác định chết não.

Theo Điều 29 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định về tiêu chuẩn cận lâm sàng để xác định chết não như sau:

Tiêu chuẩn cận lâm sàng để xác định chết não
1. Để xác định tiêu chuẩn cận lâm sàng để xác định chết não, phải sử dụng một trong các kỹ thuật chuyên môn sau đây:
a) Ghi điện não;
b) Chụp cắt lớp vi tính xuyên não;
c) Chụp siêu âm Doppler xuyên sọ;
d) Chụp X quang động mạch não;
đ) Chụp đồng vị phóng xạ.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn cận lâm sàng để xác định chết não và việc áp dụng các kỹ thuật chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, điều kiện để xác định chết não gồm:

+ Có đủ tiêu chuẩn về chết não theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 nêu trên.

+ Được ba chuyên gia tham gia xác định chết não trực tiếp khám và kết luận là chết não.

+ Việc chẩn đoán chết não chỉ được thực hiện ở các cơ sở y tế có khoa hồi sức cấp cứu, có máy thở, máy phân tích khí, máu và đủ các điều kiện khác theo quy định.

Xác định chết não

Xác định chết não (Hình từ Internet)

Ai có quyền phê duyệt danh sách chuyên gia tham gia xác định chết não?

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 27 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định về thủ tục và thẩm quyền xác định chết não như sau:

Thủ tục và thẩm quyền xác định chết não
1. Người đứng đầu cơ sở y tế quy định tại điểm c khoản 2 Điều 26 của Luật này ra quyết định phê duyệt danh sách chuyên gia tham gia xác định chết não.
2. Danh sách chuyên gia xác định chết não là các chuyên gia thuộc các lĩnh vực sau đây:
a) Hồi sức cấp cứu;
b) Thần kinh hoặc phẫu thuật thần kinh;
c) Giám định pháp y.
...

Theo quy định trên, người có quyền phê duyệt danh sách chuyên gia tham gia xác định chết não là người đứng đầu cơ sở y tế.

Danh sách chuyên gia xác định chết não là các chuyên gia thuộc các lĩnh vực hồi sức cấp cứu; thần kinh hoặc phẫu thuật thần kinh và giám định pháp y.

Thủ tục xác định chết não được thực hiện thế nào?

Căn cứ từ khoản 3 đến khoản 5 Điều 27 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định về thủ tục và thẩm quyền xác định chết não như sau:

Thủ tục và thẩm quyền xác định chết não
...
3. Khi cần xác định chết não, người đứng đầu của cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều này chỉ định nhóm chuyên gia gồm ba người thuộc danh sách chuyên gia tham gia xác định chết não và thuộc ba lĩnh vực theo quy định tại khoản 2 Điều này. Bác sỹ trực tiếp tham gia ghép mô, bộ phận cơ thể người và bác sĩ đang trực tiếp điều trị cho người chết não không được tham gia nhóm chuyên gia xác định chết não.
4. Kết luận chết não của nhóm chuyên gia xác định chết não chỉ được công bố khi có kết luận chết não bằng văn bản của cả ba thành viên.
Thành viên nhóm chuyên gia xác định chết não phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính khoa học, chính xác trong kết luận chết não của mình.
5. Người đứng đầu của cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều này công bố kết luận chết não bằng văn bản.

Như vậy, thủ tục xác định chết não được thực hiện theo quy định từ khoản 3 đến khoản 5 Điều 27 nêu trên.

Hiến bộ phận cơ thể
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nguyên tắc chung của tư vấn hiến bộ phận cơ thể và cơ thể sau khi chết là gì?
Pháp luật
Có được lấy bộ phận cơ thể người sau khi chết khi không có thẻ hiến bộ phận cơ thể của người đó không?
Pháp luật
Chết não là gì? Một người được tuyên bố là chết não khi nào? Cơ sở y tế xác định chết não cần đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Người đã hiến phổi nhân đạo có được cấp thẻ BHYT miễn phí không? Người hiến phổi khám chữa bệnh đúng tuyển thì được hưởng các mức BHYT nào?
Pháp luật
Người nước ngoài có được phép đăng ký hiến bộ phận cơ thể của mình cho các cơ sở y tế ở Việt Nam không?
Pháp luật
Người hiến bộ phận cơ thể có được hỗ trợ tiền phòng ngủ vì nhà xa nơi hiến tạng khi đi khám sức khỏe định kỳ không?
Pháp luật
Người hiến bộ phận cơ thể được hưởng những quyền lợi gì? Thủ tục đăng ký hiến bộ phận cơ thể người sống như thế nào?
Pháp luật
Nội dung quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến trong việc lấy bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, lấy xác có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện để xác định chết não là gì? Ai có quyền phê duyệt danh sách chuyên gia tham gia xác định chết não?
Pháp luật
Kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người sẽ được trích từ những nguồn kinh phí nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hiến bộ phận cơ thể
1,504 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hiến bộ phận cơ thể

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hiến bộ phận cơ thể

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào