Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu được quy định như thế nào? Trình tự cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu được quy định ra sao?
Về câu hỏi của anh Nguyên, xin được trả lời anh như sau:
- Thứ nhất, giữa anh và bên đang sở hữu cây xăng lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất gồm cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị,... Sau đó tiến hành các thủ tục để sang tên để anh đứng tên chủ sở hữu cây xăng đó.
- Thứ hai, sau khi đứng tên cây xăng rồi thì anh cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 24 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/01/2022).
Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu là gì?
Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu là gì? (Hình từ Internet)
Theo Điều 24 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/01/2022) quy định về điều kiện đối với của hàng bán lẻ xăng dầu như sau:
Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu
Cửa hàng xăng dầu có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu:
...
2. Thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy định tại Nghị định này (thương nhân đề nghị cấp phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu).
3. Được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về quy chuẩn, tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tiếp đến anh làm thủ tục để được cấp phép bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 6 Thông tư 38/2014/TT-BCT (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 17/2021/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 02/01/2022).
Trình tự cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu được quy định ra sao?
Căn cứ vào điểm c khoản 3 Điều 6 Thông tư 38/2014/TT-BCT (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 17/2021/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 02/01/2022) như sau:
Kiểm tra và cấp Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận
...
3. Thủ tục hành chính do Sở Công Thương thực hiện
a) Đối với thủ tục hành chính cấp mới, cấp bổ sung, sửa đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn một (01) tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương) thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
b) Đối với thủ tục hành chính cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
c) Đối với thủ tục hành chính cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
d) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế phù hợp với hồ sơ đề nghị của thương nhân, Sở Công Thương cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 4, Mẫu số 8, Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.”
Căn cứ vào khoản 3 Điều 25 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP như sau:
Trình tự cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu:
a) Thương nhân gửi một (01) bộ hồ sơ về Sở Công Thương.
b) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
c) Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo Mẫu số 4 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sau khi có giấy phép nêu trên thì anh có thể thực hiện việc kinh doanh xăng dầu của mình.
Ngoài ra anh cũng lưu ý về quyền và nghĩa vụ của mình khi kinh doanh cửa hàng bán lẻ xăng dầu quy định tại Điều 26 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (khoản 6 Điều này được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/01/2022) anh nha.
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 26 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (khoản 6 Điều này được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/01/2022) như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu
1. Kiểm soát cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình.
2. Thông báo bằng văn bản về thời gian ngừng bán hàng gửi Sở Công Thương nơi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó ghi rõ lý do ngừng bán hàng.
3. Niêm yết giá bán các loại xăng dầu và bán đúng giá niêm yết.
4. Tại khu vực bán hàng, chỉ được treo biển hiệu của thương nhân cung cấp xăng dầu cho cửa hàng là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu. Biển hiệu phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật.
5. Ghi rõ thời gian bán hàng tại khu vực bán hàng, thuận tiện cho quan sát của người mua hàng.
6. Chỉ ngừng bán hàng sau khi được Sở Công Thương chấp thuận bằng văn bản, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng (cháy nổ, lũ lụt hoặc đã nỗ lực áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng không thể duy trì việc bán hàng).
7. Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu niêm yết, bán ra theo quy định.
8. Trước ba mươi (30) ngày, trước khi ngừng lấy hàng của thương nhân cung cấp cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu, thương nhân sở hữu cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải báo cáo và đề nghị Sở Công Thương điều chỉnh Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu đã cấp cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Như vậy, thương nhân kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu có các quyền và nghĩa vụ nêu trên để anh tham khảo thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?