Điều kiện đơn đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích được tiếp nhận xử lý? Những trường hợp nào đơn đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích bị từ chối cấp?

Tôi muốn hỏi cần đáp ứng điều kiện gì để đơn đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích được tiếp nhận xử lý? Những trường hợp nào đơn đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích bị từ chối cấp? Thủ tục từ chối đơn xin cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích được quy định ra sao? - Câu hỏi của chị Ngọc Ngân (Cần Thơ).

Điều kiện đơn đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích được tiếp nhận xử lý?

 đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích

Đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích (Hình từ Internet)

Căn cứ theo Điều 108 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung bởi khoản 36 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định điều kiện tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, ngày nộp đơn như sau:

Tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, ngày nộp đơn
1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có ít nhất các thông tin và tài liệu sau đây:
a) Tờ khai đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, trong đó có đủ thông tin để xác định người nộp đơn và mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu;
b) Bản mô tả, trong đó có phạm vi bảo hộ đối với đơn đăng ký sáng chế; bộ ảnh chụp, bản vẽ, bản mô tả đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp; bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý;
c) Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.
2. Ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn nộp theo điều ước quốc tế.
3. Đơn đăng ký đối với sáng chế mật được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, điều kiện để đơn đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích chỉ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có ít nhất các thông tin và tài liệu sau đây:

+ Tờ khai đăng ký giải pháp hữu ích trong đó có đủ thông tin để xác định người nộp đơn;

+ Bản mô tả, trong đó có phạm vi bảo hộ đối với đơn đăng ký sáng chế;

+ Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.

Những trường hợp nào đơn đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích bị từ chối cấp?

Căn cứ theo khoản 1, khoản 1a Điều 117 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 42 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định đơn đăng ký giải pháp hữu ích bị từ chối cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích trong các trường hợp sau đây:

Từ chối cấp văn bằng bảo hộ
1. Đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
a) Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;
b) Có cơ sở để khẳng định rằng người nộp đơn không có quyền đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu;
c) Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 90 của Luật này;
d) Đơn thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật này mà không được sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn;
đ) Việc sửa đổi, bổ sung đơn làm mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn hoặc làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn.
1a. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, đơn đăng ký sáng chế bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
a) Sáng chế được yêu cầu bảo hộ vượt quá phạm vi bộc lộ trong bản mô tả ban đầu của đơn đăng ký sáng chế;
b) Sáng chế không được bộc lộ đầy đủ và rõ ràng trong bản mô tả sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;
c) Đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen, đơn đăng ký sáng chế không bộc lộ hoặc bộc lộ không chính xác về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen;
d) Đơn đăng ký sáng chế được nộp trái với quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế quy định tại Điều 89a của Luật này.
...

Theo đó, đơn đăng ký giải pháp hữu ích bị từ chối cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích trong các trường hợp quy định nêu trên.

Thủ tục từ chối đơn xin cấp đơn Bằng độc quyền giải pháp hữu ích được quy định ra sao?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 117 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 42 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định thủ tục từ chối đơn xin cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích theo các thủ tục sau đây:

Từ chối cấp văn bằng bảo hộ
...
3. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 1a và 2 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu rõ dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến phản đối dự định từ chối;
b) Tạm dừng quy trình thẩm định đơn trong trường hợp người nộp đơn nộp đề nghị tạm dừng thẩm định đơn và yêu cầu chấm dứt hiệu lực hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo trường hợp loại trừ được quy định tại điểm e và điểm h khoản 2 Điều 74 của Luật này. Căn cứ kết quả giải quyết yêu cầu chấm dứt hiệu lực hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp tục quy trình thẩm định đơn;
c) Tạm dừng quy trình thẩm định đơn trong trường hợp nhận được bản sao thông báo thụ lý vụ án của Tòa án có thẩm quyền về việc người thứ ba khởi kiện liên quan đến quyền đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc nhãn hiệu được đăng ký với dụng ý xấu. Căn cứ kết quả giải quyết của Tòa án, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp tục quy trình thẩm định đơn;
d) Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu người nộp đơn không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối quy định tại điểm a khoản này.

Theo đó, đơn đăng ký xin cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích thuộc các trường hợp bị từ chối thì Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:

+ Thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu rõ dự định từ chối cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến phản đối dự định từ chối;

+ Tạm dừng quy trình thẩm định đơn trong trường hợp nhận được bản sao thông báo thụ lý vụ án của Tòa án có thẩm quyền về việc người thứ ba khởi kiện liên quan đến quyền đăng ký đối tượng giải pháp hữu ích được đăng ký với dụng ý xấu. Căn cứ kết quả giải quyết của Tòa án, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục quy trình thẩm định đơn.

Đăng ký giải pháp hữu ích
Đơn đăng ký bảo hộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đơn đăng ký giải pháp hữu ích được hưởng quyền ưu tiên cần đáp ứng những gì? Ngày ưu tiên của đơn đăng ký giải pháp hữu ích được xác định thế nào?
Pháp luật
Điều kiện đơn đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích được tiếp nhận xử lý? Những trường hợp nào đơn đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích bị từ chối cấp?
Pháp luật
Có được phép ủy quyền đại diện đăng ký giải pháp hữu ích hay không? Yêu cầu những giấy tờ cần có trong ủy quyền đại diện đăng ký giải pháp hữu ích?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đăng ký giải pháp hữu ích
1,274 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đăng ký giải pháp hữu ích Đơn đăng ký bảo hộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đăng ký giải pháp hữu ích Xem toàn bộ văn bản về Đơn đăng ký bảo hộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào